Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
- Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Biên bản họp gia đình thoả thuận phân chia di sản thừa kế là gì?
Biên bản họp gia đình thoả thuận phân chia di sản thừa kế thực chất là một mẫu biên bản được lập ra trong cuộc họp gia đình để ghi nhận tất cả các ý kiến của các thành viên trong gia đình về kiến của các thành viên trong gia đình đối với vấn đề phân chia di sản thừa kế.
Trường hợp phổ biến nhất thường sử dụng mẫu biên bản họp gia đình chính là việc họp về biên bản bàn giao tài sản, giấy ủy quyền sử dụng đất, hay thoả thuận phân chia di sản thừa kế trong gia đình.
Biên bản họp thoả thuận phân chia di sản thừa kế cần bao gồm những nội dung nào?
Nội dung mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản sẽ bao gồm những mục sau đây:
- Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu biên bản;
- Thành phần tham dự cuộc họp: nêu rõ họ tên, CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, điện thoại… của những người tham dự cuộc họp.
- Nội dung cuộc họp: liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản là di sản để lại (trình bày một cách cụ thể, chi tiết, kèm theo các giấy tờ chứng minh tài sản), đưa ra những ý kiến, tranh chấp xuất hiện (nếu có) của những người tham gia;
- Sau khi bàn luận tranh chấp, nêu quan điểm thì cuối cùng nên đưa ra ý kiến thống nhất giữa các bên: chi tiết tài sản nào được chia cho ai, ai là người được nhận thừa kế phần bất động sản, ai là người có nghĩa vụ đối với người đã chết…
- Các thành viên tham dự cuộc họp biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên;
- Kết quả biểu quyết: tán thành, không tán thành, ý kiến khác…
- Đưa ra lời khẳng định về tính pháp lý của biên bản: đã đọc bản biên bản này cho mọi người cùng nghe; thấy hoàn toàn đúng theo ý nguyện, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí theo di chúc của người đã chết…
- Người lập biên bản, người tham dự cuộc họp kí và ghi rõ họ tên/điểm chỉ;
- Xác nhận của UBND xã (nếu cần thiết).
Giá trị pháp lý của mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản thừa kế
Mẫu biên bản họp gia đình hoàn toàn có giá trị pháp lý trước pháp luật dân sự và được thừa nhận trước pháp luật.
Như vậy, để lập được một mẫu biên bản họp gia đình đúng và chuẩn nhất, mang giá trị pháp lý thì cần tuân theo rất nhiều quy tắc, và sau đây sẽ là những lưu ý khi viết biên bản họp gia đình phân chia di sản để tránh trường hợp biên bản gia đình bị vô hiệu:
Các lưu ý khi viết biên bản họp gia đình phân chia di sảnthừa kế để biên bản có hiệu lực pháp lý:
- Cần thiết phải có người làm chứng và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã.
- Văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản chỉ được tiến hành khi có mặt của tất cả những người thừa kế.
- Giá trị tài sản phải được viết bằng số và bằng chữ.
- Biên bản cần phải được công chứng tại các văn phòng, tổ chức hành nghề công chứng mới đầy đủ hiệu lực pháp luật (việc biên bản có người làm chứng, sau đó xin dấu giáp lai của UBND xã không được coi là đã được công chứng, mà chỉ được coi là chứng thực chữ ký của các đương sự).
Lập vi bằng cuộc họp gia đình phân chia di sản thừa kế.

Câu hỏi:
Gia đình tôi có ba chị em là tôi – Nguyễn Thị T (sinh năm 1966), em gái Nguyễn Thị H ( sinh năm 1970), em trai Nguyễn Văn L (sinh năm 1972), bố mẹ tôi đều đã qua đời vào năm 2000. Do tai nạn giao thông, em trai tôi mất ngày 29/03/2010. Em trai tôi là Nguyễn Văn L được nhà nước cấp cho 01 giấy sử dụng đất số N 455247 do UBND huyện TS cấp ngày 05/12/2008 có thửa đất số: 54; tờ bản đồ số: 02P; diện tích 117 m2 tại Thôn N, xã V, huyện TS, tỉnh BN. Trước khi chết em trai tôi không để lại di chúc liên quan đến thửa đất nói trên, cũng không để lại bất cứ nghĩa vụ tài sản nào. Khi còn sống em trai tôi không đăng ký kết hôn với ai và cũng không có người con đẻ hay con nuôi nào. Tôi và em gái tôi đã thỏa thuận rằng e gái tôi là bà Nguyễn Thị H được toàn quyền sử dụng mảnh đất do em trai tôi để lại.
Vậy Văn phòng Thừa phát lại tư vấn trường hợp của gia đình tôi?
Giải đáp
Trân trọng cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới bộ phận tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Kinh Bắc. Chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật mà thừa phát lại không được làm, các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự, các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng hoặc thuộc thẩm quyền của UBND các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp của gia đình bạn, chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn là gia đình bạn cùng với Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận buổi làm việc của gia đình. Các bên đã cùng nhau tiến hành cuộc họp gia đình với nội dung thỏa thuận và phân chia di sản thừa kế. Nội dung của buổi làm việc là bà Nguyễn Thị T và Nguyễn Thị H cùng được hưởng di sản thừa kế của ông Nguyễn Văn L, bà Nguyễn Thị T từ chối hưởng quyền di sản thừa kế của ông Nguyễn Văn L. Theo đó bà Nguyễn Thị H được toàn bộ quyền định đoạt với mảnh đất được nhà nước cấp cho 01 giấy sử dụng đất số N 455247 do UBND huyện TS cấp ngày 05/12/2008 có thửa đất số: 54; tờ bản đồ số: 02P; diện tích 117 m2 tại Thôn N, xã V, huyện TS, tỉnh BN.
Như vậy, vi bằng nói trên làm cơ sở để gia đình bạn thực hiện thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên để tư vấn được chính xác hơn, chúng tôi khuyến khích bạn cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ và đến gặp trực tiếp Thừa phát lại tại Văn phòng Thừa phát lại gần nhất.
Tại sao nên lập vi bằng biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý để chia di sản?
Có thể nhiều người nghĩ việc trong gia đình chỉ cần mọi người thống nhất ý kiến là đủ. Tuy nhiên đến khi xảy ra tranh chấp, biên bản họp gia đình lại là chứng cứ duy nhất là cơ sở chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Vậy làm thế nào để biên bản họp gia đình được lập theo đúng quy định của pháp luật, trở thành căn cứ hợp pháp trước Tòa khi có tranh chấp xảy ra. Lúc này vai trò của việc lập vi bằng biên bản họp gia đình là rất quan trọng.
Để đảm bảo tính khách quan và công bằng và là cơ sở giải quyết các tranh chấp xảy ra liên quan đến biên bản họp gia đình, bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận việc bàn bạc, thống nhất ý kiến của các thành viên trong gia đình để làm chứng cứ. Vi bằng của Thừa phát lại trong trường hợp này sẽ ghi nhận, mô tả một cách chi tiết, cụ thể về cuộc họp gia đình … Đồng thời, kèm theo Vi bằng là hình ảnh tài sản, đoạn phim ghi hình quá trình bàn bạc, thống nhất ý kiến của các thành viên trong gia đình.
Vi bằng này sẽ là chứng cứ hợp pháp trước Tòa nếu có tranh chấp xảy ra giữa các thành viên trong gia đình hoặc với những người có liên quan khác. Điều này là vô cùng quan trọng để hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra.
Hồ sơ lập vi bằng Biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý để chia di sản
Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng
Thừa phát lại tư vấn người yêu cầu lập vi bằng cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng (như: CMND, CCCD,…, các giấy tờ chứng minh khác) để xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng
Bước 2: Thoả thuận lập vi bằng
Thừa phát lại thoả thuận với khách hàng về các vấn đề:
- Nội dụng lập vi bằng;
- Thời gian, địa điểm lập vi bằng (do 2 bên thảo thuận);
- Chi phí (do 2 bên thoả thuận)
- Các thoả thuận khác nếu cần thiết.
Bước 3: Tiến hành lập vi bằng
Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng theo thoả thuận. Thừa phát lại sẽ tiến hành ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận việc thoả thuận thăm về nợ chung sau ly hôn.
Việc lập vi bằng sẽ được Thừa phát lại tạo lập khách quan, trung thực, mô tả chính xác những sự kiện, hành vi xảy ra. Thừa phát lại sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực của vi bằng. Các bên tham gia sẽ chịu trách nhiệm về những thoả thuận của mình.
Thừa phát lại sẽ không chứng nhận hợp đồng, giao dịch hoặc chứng thực chữ ký.
Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có thể quay phim, chụp hình buổi làm việc hoặc mời người làm chứng nếu các bên yêu cầu.
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lập vi bằng, Thừa phát lại đăng ký vi bằng đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc tiến hành cập nhật lên cổng dữ liệu thông tin về vi bằng. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 08/2020.
Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, Thừa phát lại trao 1 bản vi bằng cho khách hàng và thanh lý thoả thuận lập vi bằng.
Nên lập vi bằng Biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý để chia di sản ở đâu?
Theo kinh nghiệm hiện nay khi có những tranh chấp xảy ra tại toà, khách hàng thường xuyên phải liên hệ lại những văn phòng thừa phát lại đã lập vi bằng để yêu cầu cung cấp sao chụp chứng cứ hoặc làm chứng tại toà. Do vậy tìm những văn phòng thừa phát lại uy tín luôn tận tâm phục vụ khách hàng trong những trường hợp tranh chấp xảy ra rất quan trọng.
Văn phòng thừa phát lại Hà Thành được cấp phép bởi Sở Tư Pháp Hà Nội, toàn bộ hoạt động của văn phòng luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Toàn bộ vi bằng của khách hàng đều được văn phòng lưu trữ, sao lưu một cách cẩn thận tại văn phòng và được văn phòng báo cáo lấy số tại sở tư pháp Hà Nội. Chính vì vậy khi khách hàng lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại Hà Thành luôn an tâm trong mọi vấn đề pháp lý xảy ra
Ngoài ra với đội ngũ thừa phát lại, nhân viên chuyên nghiệp thừa phát lại Hà Thành luôn phục vụ khách hàng 24/7 khi khách hàng có nhu cầu, nhất là trường hợp khách hàng đã lập vi bằng có tranh chấp các vấn đề pháp lý tại toà liên quan đến các sự kiện đã được thừa phát lại Hà Thành lập vi bằng.
Với phương châm” Vững niềm tin – trọn chữ tín” thừa phát lại Hà Thành luôn là địa chỉ tin cậy hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.
Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: “Biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý để chia di sản”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:
Công chứng vi bằng nhà đất không có sổ đỏ.
Lập vi bằng Giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ