Các trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ

Các trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ

Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi là một trong những cách thức được nhiều người sử dụng để có được văn bản mang giá trị chứng cứ khi tham gia các giao dịch. Việc lập vi bằng vừa giúp các bên giảm được rủi do của hợp đồng, giao dịch vừa là căn cứ không cần chứng minh lại trước toàn án. Tuy việc không phải ai cũng nắm được trong trường hợp nào thì nên lập vi bằng? Thủ tục, chi phí lập vi bằng là bao nhiêu. Nếu bạn cũng đang gặp phải các vướng mắc như trên thì có thể tham khảo bài viết “Các trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ” của Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành chúng tôi.

Căn cứ pháp lý:

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Trên thực tế, vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được lập trong một số tình huống như: Hành vi giao nhận tiền, tài sản; Hành vi giao hàng kém chất lượng; hành vi đưa tin vu không; Hành vi từ chối thực hiện công việc mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện…..

Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…

Vi bằng phải do chính Thừa phát lại lập bằng văn bản. Để đáp ứng điều kiện này, khi tiến hành lập vi bằng theo yêu cầu của khác hàng, Thừa phát lại phải tự mình chứng kiến và ghi lại các thông tin cần thiết cho việc lập vi bằng điều này giúp đảm tính khách quan, trung thực. Trên thực tế, có nhiều trường hợp Thừa phát lại không có mặt trực tiếp để thực hiện các công việc khiến cho vi bằng không đáp ứng tính khách quan, trung thực, ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.

Do đó, quy định pháp luật mới nhất có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 không còn trực tiếp ghi nhận việc thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Hiện nay, quy định mới bắt buộc Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.

Vi bằng có giá trị như thế nào?

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

  • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận các sự kiện có thật, đã được diễn ra chứ không có ý nghĩa đảm bảo cho các giao dịch.

Lưu ý: Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Các trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ.

Các trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ
Các trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định vi bằng có giá trị bắt buộc nhưng dựa trên thực tiễn nhu cầu khách hàng và giá trị pháp lý mà vi bằng mang lại thì có các trường hợp nên lập vi bằng như sau:

– Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi đất: Trước khi nhà nước tiến hành thu hồi đất thì theo đúng thủ tục sẽ phải có bước kiểm đếm tài sản tuy nhiên trong trường để đảm bảo chắc chắn không có sai sót bạn có thể lập vi bằng về vấn đề nay. Bên cạnh việc kiểm đếm của cơ quan nhà nước thì việc ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi sẽ là một trong các căn cứ xác định giá trị tài sản của bạn trước khi bị thu hồi. Trường hợp cho rằng sai sót xảy ra bạn có thể dùng vi bằng làm chứng cứ để làm việc tại các cơ quan nhà nước.

– Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị cưỡng chế thi hành án: Tương tự như trường hợp lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi thì trong trường hợp này vi bằng cũng sẽ có giá trị là chứng cứ. Trong trường hợp tài sản của bạn được thi hành án thì vi bằng sẽ được coi là một căn cứ xác định phần bạn có thể nhận lại là bao nhiêu hoặc tài sản đó được định giá đã phù hợp chưa. Một số trường hợp sau khi bị cưỡng chế thì tài sản không được bảo quản đúng quy trình nên gây hư hại, ảnh hưởng đến giá trị tài sản do đó nếu lập vi bằng trước khi thu hồi sẽ có căn cứ chứng minh các tổn hại ( nếu có).

– Ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi Ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ: Vi bằng trong trường hợp này sẽ ghi nhận các nội dung cơ bản như thời điểm lập vi bằng; Số lượng tài sản; Hiện trạng tài sản( tài sản có bị hư hỏng hay không? Hư hỏng cụ thể như thế nào?).

– Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội: Vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại sẽ xác nhận nội dung các dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi vu khống và nói xấu sau đó mô tả lại trong vi bằng kèm theo các tài liệu hỗ trợ như chụp ảnh, video…. Trong vi bằng sẽ ghi nhận một số nội dung cơ bản như: Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng; Địa điểm, thời gian lập vi bằng; Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng; Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận – ở đấy là nối dung của các thông tin bịa đặt, nói xấu.

– Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền khi mua nhà đất: Khi mua nhà đất bên cạnh việc lập hợp đồng chuyển nhượng theo đúng quy định pháp luật thì các bên nên lập vi bằng đối với các giao dịch hoặc hành vi liên quan. Các vi bằng có thể được lập như vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, tài sản của các bên hoặc vi bằng ghi nhận hành vi đặt cọc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

– Lập vi bằng ghi nhận việc thỏa thuận mua bán tài sản: Đối với hợp đồng mua bán tài sản thì theo quy định của pháp luật nếu không phải là bất động sản hoặc tài sản phải đăng ký thì thủ tục mua bán không nhất định phải tuân thủ về hình thức. Do đó, khi các bên giao nhận hàng thường chỉ làm giấy viết tay hoặc thỏa thuận miệng nên nếu tranh chấp xảy ra sẽ rất khó để chứng minh. Để bảo về quyền lợi của bản thân khi thỏa thuận mua bán tài sản các bạn nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi.

– Vi bằng ghi nhận phiên họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc công ty: Trong quá trình diễn ra phiên họp Thừa phát lại sẽ ghi nhận toàn bộ diễn biến của cuộc họp, thời điểm phiên họp, những người tham gia, ý kiến của từng người về cuộc họp….. Vi bằng được lập trong trường hợp này sẽ có giá trị rất lớn trong trường hợp có sai sót hoặc tranh chấp xảy ra sau phiên họp của công ty.

– Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc: Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Ngược lại, bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì đặt cọc được coi là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và khi một bên không thực hiện theo thỏa thuận sẽ phải chịu những chế tài nhất định. Tuy nhiên, để buộc bên vi phạm thực hiện thỏa thuận thì phải có chứng cứ chứng minh và vi bằng được coi là một căn cứ hợp pháp phù hợp với quy định pháp luật.

– Lập vi bằng ghi nhận việc gửi giữ tài sản: Gửi giữ tài sản sẽ khiến cho đối tượng gửi giữ không trực tiếp nằm dưới sự quản lý và chiếm hữu của bên gửi giữ. Do đó, nếu các bên không thỏa thuận rõ và ghi nhận thành văn bản hợp pháp thì việc nhận lại tài sản sẽ gặp một số khó khăn thậm chí xảy ra tranh chấp. Một số trường hợp có thể xảy ra như: Bên nhận gửi giữ không chịu trả lại tài sản hoặc yêu cầu trả chi phí cao hơn thỏa thuận ban đầu….. Để giải quyết các tình huống này thì thực hiện lập vi bằng sẽ là giải pháp hữu ích.

– Lập vi bằng ghi nhận website, thông tin hình ảnh trên mạng internet: Hiện này, việc các trang web trên mạng internet đăng tải thông tin sai sự thật hoặc sử dụng hình ảnh trái phép xảy ra khá phổ biến. Các bên bị thiệt hại muốn tiến hành các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình nhưng khó thu thập được chứng cứ do dữ liệu điện tử có thể bị xóa đi nhanh chóng. Khi rơi vào trường hợp nói trên các bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận website, thông tin hình ảnh trên mạng internet.

Ngoài ra, trên thực tiễn cũng cho thấy còn các trường hợp nên lập vi bằng khác như: Lập vi bằng ghi nhận việc báo chí đưa tin sai sự thật; Lập vi bằng ghi nhận việc sử dụng thông tin hình ảnh người khác trái pháp luật; Lập vi bằng ghi nhận hành vi gây thiệt hại tài sản, hiện trạng tài sản; Lập vi bằng ghi nhận vi phạm nhãn hiệu, bản quyền; Lập vi bằng ghi nhận việc gửi thông báo……  Để xác định được yêu cầu của mình thuộc vào trường hợp nào và có thể lập vi bằng hợp pháp hay không các bạn có thể liên hệ đến Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành để được tư vấn

Thủ tục lập vi bằng như thế nào?

Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng

Thừa phát lại tư vấn người yêu cầu lập vi bằng cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng (như: CMND, CCCD,…, các giấy tờ chứng minh khác) để xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng

Bước 2: Thoả thuận lập vi bằng

Thừa phát lại thoả thuận với khách hàng về các vấn đề:

  • Nội dụng lập vi bằng;
  • Thời gian, địa điểm lập vi bằng (do 2 bên thảo thuận);
  • Chi phí (do 2 bên thoả thuận)
  • Các thoả thuận khác nếu cần thiết.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng theo thoả thuận. Thừa phát lại sẽ tiến hành ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận việc thoả thuận mà các bên yêu cầu.

Việc lập vi bằng sẽ được Thừa phát lại tạo lập khách quan, trung thực, mô tả chính xác những sự kiện, hành vi xảy ra. Thừa phát lại sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực của vi bằng. Các bên tham gia sẽ chịu trách nhiệm về những thoả thuận của mình.

Thừa phát lại sẽ không chứng nhận hợp đồng, giao dịch hoặc chứng thực chữ ký.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có thể quay phim, chụp hình buổi làm việc hoặc mời người làm chứng nếu các bên yêu cầu.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lập vi bằng, Thừa phát lại đăng ký vi bằng đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc tiến hành cập nhật lên cổng dữ liệu thông tin về vi bằng. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 08/2020.

Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, Thừa phát lại trao 1 bản vi bằng cho khách hàng và thanh lý thoả thuận lập vi bằng.

Nên lập vi bằng ở đâu?

Theo kinh nghiệm hiện nay khi có những tranh chấp xảy ra tại toà, khách hàng thường xuyên phải liên hệ lại những văn phòng thừa phát lại đã lập vi bằng để yêu cầu cung cấp sao chụp chứng cứ hoặc làm chứng tại toà. Do vậy tìm những văn phòng thừa phát lại uy tín luôn tận tâm phục vụ khách hàng trong những trường hợp tranh chấp xảy ra rất quan trọng.

Văn phòng thừa phát lại Hà Thành được cấp phép bởi Sở Tư Pháp Hà Nội, toàn bộ hoạt động của văn phòng luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Toàn bộ vi bằng của khách hàng đều được văn phòng lưu trữ, sao lưu một cách cẩn thận tại văn phòng và được văn phòng báo cáo lấy số tại sở tư pháp Hà Nội. Chính vì vậy khi khách hàng lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại Hà Thành luôn an tâm trong mọi vấn đề pháp lý xảy ra

Ngoài ra với đội ngũ thừa phát lại, nhân viên chuyên nghiệp thừa phát lại Hà Thành luôn phục vụ khách hàng 24/7 khi khách hàng có nhu cầu, nhất là trường hợp khách hàng đã lập vi bằng có tranh chấp các vấn đề pháp lý tại toà liên quan đến các sự kiện đã được thừa phát lại Hà Thành lập vi bằng.

Với phương châm” Vững niềm tin – trọn chữ tín” thừa phát lại Hà Thành luôn là địa chỉ tin cậy hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.

Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề:  “Các trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ”Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Công chứng vi bằng nhà đất không có sổ đỏ.

Lập vi bằng Giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ

Lưu ý khi mua nhà chung cư bằng vi bằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *