Chức năng xác minh điều kiện thi hành án của văn phòng thừa phát lại

Chức năng xác minh điều kiện thi hành án của văn phòng thừa phát lại

Văn phòng thừa phát lại có chức năng xác minh điều kiện thi hành án không? Nếu có thì văn phòng thừa phát lại thực hiện chức năng đó như thế nào. Bài viết dưới đây của Văn phòng Thừa Phát Lại Hà Thành  sẽ tìm hiểu chức năng xác minh điều kiện thi hành án của văn phòng thừa phát lại, mời quý bạn đọc theo dõi.

Căn cứ pháp lý:

Thừa phát lại là gì?

Theo quy định của pháp luật, thuật ngữ chính xác nhất được dùng cho chế định này phải là “Thừa phát lại”. Nội hàm của tên gọi này được xác định chi tiết tại khoản 1, điều 2 nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau: “ Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.

Như vậy, thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, giống tên gọi của một số chức danh tư pháp khác như: thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Một mặt thừa phát lại không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước, nhưng mặt khác, thừa phát lại được nhà nước tuyển chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và bổ nhiệm để làm một số công việc thuộc thẩm quyền của Nhà nước

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Nghị định 08/2020 có quy định rõ ràng về vấn đề này, tại khoản 1, điều 17: “Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh”. Vậy, hình thức pháp lý được quy định cho tổ chức này khi đăng ký thành thành lập phải là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh trở lên và các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp, công ty này có khả năng có thêm thành viên góp vốn.

Tổ chức này tuy được thành lập dưới hình thức pháp lý là doanh nghiệp tư nhân hoạc công ty hợp danh, tuy hiên tên gọi của nó có phần đặc biệt hơn so với các hình thức khác. Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. VD: Văn phòng Thừa phát lại Trường Phúc.

Vậy, theo quy định của nghị định mới về Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại được thành lập dưới hình thức công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân, nhưng tên gọi lại được đặt dưới hình thức văn phòng Thừa phát lại.

Chức năng xác minh điều kiện thi hành án của văn phòng thừa phát lại

Chức năng xác minh điều kiện thi hành án của văn phòng thừa phát lại
Chức năng xác minh điều kiện thi hành án của văn phòng thừa phát lại

Theo quy định của nghị định mới về Thừa phát lại, Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và việc này được thực hiện dựa trên yêu cầu của người yêu cầu ( thường là bên có quyền trong vụ việc). Thủ tục thực hiện xác minh sẽ được thực hiện như sau: Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định  xác minh; Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.

Nếu việc xác minh được thực hiện bằng văn bản thì thừa phát lại phải lập công văn trong đó nêu rõ đối tượng cần xác minh, các nội dung cần xác minh, thông tin cần cung cấp… sau đó gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần xác minh, cung cấp thông tin để yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến việc xác minh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.

Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của đương sự, Thừa phát lại phải  trực tiếp thu thập thông tin, gặp các bên liên quan hay trực tiếp đến nơi có tài sản để xác minh về tình trạng tài sản của người phải thi hành án. Việc xác minh phải được lập thành biên bản. Biên bản xác minh phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.

Với phương châm” Vững niềm tin – trọn chữ tín” thừa phát lại Hà Thành luôn là địa chỉ tin cậy hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.

Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề:  “Chi phí cho việc xác minh điều kiện thi hành án của thừa phát lạiNếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Công chứng vi bằng nhà đất không có sổ đỏ.

Lập vi bằng Giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ

Lưu ý khi mua nhà chung cư bằng vi bằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *