Công việc tống đạt của Thừa phát lại là gì

Công việc tống đạt của Thừa phát lại là gì

Hiện nay, Thừa phát lại và công việc của Thừa phát lại vẫn còn là những khái niệm xa lạ đối với rất nhiều. Trong số công việc của Thừa phát lại thì công việc tống đạt văn bản của Thừa phát lại là một trong những công việc cơ bản mà Thừa phát lại có. Sau đây Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về cộng việc tống đạt của Thừa phát lại là gì.

Căn cứ pháp lý

Thừa phát lại là gì?

Theo quy định của pháp luật, thuật ngữ chính xác nhất được dùng cho chế định này phải là “Thừa phát lại”. Nội hàm của tên gọi này được xác định chi tiết tại khoản 1, điều 2 nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau: “ Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.

Như vậy, thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, giống tên gọi của một số chức danh tư pháp khác như: thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Một mặt thừa phát lại không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước, nhưng mặt khác, thừa phát lại được nhà nước tuyển chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và bổ nhiệm để làm một số công việc thuộc thẩm quyền của Nhà nước

Công việc tống đạt của Thừa phát lại là gì.

Công việc tống đạt của Thừa phát lại là gì
Công việc tống đạt của Thừa phát lại là gì

Theo từ điển Luật học do Nhà xuất bản tư pháp xuất bản năm 2006 thì tống đạt được hiểu là việc chuyển văn bản, giấy tờ đến tận tay người nhận. Theo nghĩa pháp lý, “tống đạt” là việc chuyển đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ quan tư pháp.

Việc tống đạt được tiến hành theo thủ tục luật định, đảm bảo cho những người liên quan nhận được tài liệu đúng thời hạn. Đồng thời việc tống đạt văn bản tố tụng phải do những người có thẩm quyền thực hiện và được thực hiện bằng các phương thức sau : trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được uỷ quyền; niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Từ định nghĩa tổng quát nêu trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm sơ lược về việc tống đạt của Thừa phát lại như sau: Tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc cơ quan thi hành án là việc Thừa phát lại trên cơ sở ủy quyền bằng văn bản (thông qua hình thức hợp đồng) của các cơ quan này tiến hành chuyển một số văn bản, giấy tờ của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự đến các đương sự trong một phạm vi và thời hạn nhất định, theo quy định của pháp luật và được hưởng một khoản thù lao do các cơ quan này chi trả.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP thì:Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Qua khái niệm trên, ta có thể thấy việc tống đạt của Thừa phát lại có một số đặc trưng cơ bản sau:

+ Việc tống đạt được thực hiện trên cơ sở sự ủy quyền của Tòa án và cơ quan thi hành án thông qua văn bản thỏa thuận là Hợp đồng;

+ Văn bản được tống đạt chỉ là một số loại giấy tờ phổ biến của Tòa án và cơ quan thi hành án như giấy mời, giấy triệu tập, bản án, quyết định… chứ không phải tất cả các loại giấy tờ của các cơ quan này;

+ Việc tống đạt chỉ được thực hiện trên một phạm vi và thời gian nhất định, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tố tụng và thi hành án dân sự;

+ Hoạt động này vừa mang tính quyền lực (thực hiện theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước, theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định) vừa mang tính dịch vụ (theo hợp đồng và được hưởng thù lao).

Phạm vi, thẩm quyền tống đạt văn bản của Thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; các quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự có thể thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác.

Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự tại khoản 1 của Điều 21 Nghị định 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 135/2013/NĐ-CP) ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Thực hiện việc tống đạt của Thừa phát lại.

Việc tống đạt được thực hiện theo các phương thức đó là: Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; Niêm yết công khai; Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, việc tống đạt thông qua phương thức trực tiếp thông báo hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân được hiểu là việc Thừa phát lại trực tiếp gặp người cần tống đạt, thông báo để trao cho họ văn bản, giấy tờ mà Tòa án, cơ quan thi hành án yêu cầu tống đạt hoặc công việc cần thông báo/cũng có thể tống đạt hoặc thông báo cho tổ chức và cá nhân có liên quan như cơ quan nơi công tác, thành viên đã thành niên trong gia đình. Khi không thể thông báo trực tiếp thì Thừa phát lại có thể tiến hành các thủ tục để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo giấy… hoặc tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở chính quyền nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú, tạm vắng cuối cùng, cơ quan công tác, các địa điểm công cộng khác theo quy định.

Khi thực hiện việc tống đạt, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thừa phát lại và Thư ký nghiệp vụ được giao thực hiện việc tống đạt phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về thủ tục tố tụng và thi hành án. Lưu ý, dù giao cho thư ký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt thì Thừa phát lại vẫn phải chịu trách nhiệm trước cơ quan ủy quyền về kết quả tống đạt.

Việc tống đạt hiện nay được thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng dân sự 2004 và Luật Thi hành án dân sự 2008. Pháp luật hiện hành về công tác tống đạt tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều thủ tục ký tên, đóng dấu. Luật thi hành án dân sự và Luật tố tụng dân sự đều quy định, trừ trường hợp giao văn bản trực tiếp cho người cần tống đạt, các trường hợp khác đều phải có người chứng kiến (giao gián tiếp) hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.

Trên đây là những lý luận cơ bản về tống đạt của thừa phát lại. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn có thêm những hiểu biết về vấn đề này.

Với phương châm” Vững niềm tin – trọn chữ tín” thừa phát lại Hà Thành luôn là địa chỉ tin cậy hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.

Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề:  “Chi phí cho việc xác minh điều kiện thi hành án của thừa phát lạiNếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Công chứng vi bằng nhà đất không có sổ đỏ.

Lập vi bằng Giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ

Lưu ý khi mua nhà chung cư bằng vi bằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *