Vấn đề quản lý di sản thừa kế cho con chưa thành niên được nhiều bậc phụ huynh quan tâm: Ai có quyền quản lý tài sản là di sản thừa kế cho con, khi nào thì giao lại tài sản là di sản thừa kế cho con để con tự quản lý ? Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Nghị định 08/2020 về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
Quy định của pháp luật dân sự về chia di sản thừa kế cho con chưa thành niên
Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015, con chưa thành niên được hưởng di sản thừa kế theo hai hình thức thừa kế di sản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc: Trường hợp người chết có để lại di chúc cho con chưa thành niên thì con chưa thành niên sẽ được hưởng di sản theo ý chí của người để lại di chúc.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì Con chưa thành niên vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó
Thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì con chưa thành niên được xét thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015: xét con chưa thành niên thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba để làm căn cứ hưởng di sản thừa kế, con chưa thành niên thuộc hàng thừa kế thứ hai hoặc thứ ba chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Di sản thừa kế cho con chưa thành niên do ai quản lý ?
Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc quản lý di sản thừa kế cho con chưa thành niên: Tài sản riêng của con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý, tài sản của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý.
Quản lý tài sản là di sản thừa kế của con dưới 15 tuổi và con thành niên nhưng đã mất năng lực hành vi dân sự: Tài sản của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự, người để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó thì cha, mẹ không có quyền quản lý tài sản riêng của con mà phải chuyển giao cho người giám hộ hoặc người được chỉ định quản lý tài sản theo di chúc.
Quản lý tài sản là di sản thừa kế của con từ đủ 15 tuổi trở lên: Con từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền tự quản lý tài sản là di sản thừa kế của mình, trong trường hợp con được hưởng di sản thừa kế trước khi đủ 15 tuổi thì cha, mẹ có nghĩa vụ giao lại tài sản thừa kế cho con khi con đủ 18 tuổi hoặc tùy theo thỏa thuận trước đó giữa cha, mẹ và con.
Lưu ý: Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể sử dụng tài sản riêng là di sản thừa kế để đảm bảo thực hiện các giao dịch dân sự, tuy nhiên các giao dịch dân sự liên quan đến động sản, bất động sản phải đăng ký hoặc tài sản được dùng để kinh doanh thì cần sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ.

Tại sao nên lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận người quản lý tài sản cho con chưa thành niên
Thừa kế là hoạt động diễn ra vô cùng phổ biến trong đời sống; việc người thân trong gia đình mất đi để lại cho con, cháu khối lượng tài sản lớn là vô cùng bình thường. Tuy vậy, đối với những người chưa thành niên, việc có được lượng lớn tài sản dễ dàng mà không qua lao động có thể dẫn đến tình trạng phung phí tài sản do chưa biết chi tiêu hợp lý. Khi đó, nếu có điều kiện (người để lại tài sản thừa kế còn minh mẫn..) thì cha mẹ có thể thỏa thuận với người để lại di sản về việc quản lý tài sản và giao lại cho con khi con đủ 18 tuổi(hoặc tùy vào thỏa thuận giữa cha mẹ và con, khi đó đây được gọi là vi bằng ba bên), hoặc thỏa thuận giữa cha mẹ để chọn ra người quản lý tài sản riêng cho con (trong trường hợp cha, mẹ không có điều kiện để quản lý: cha mẹ đi làm xa nhà… hoặc khối lượng tài sản quá lớn), người quản lý tài sản riêng có nghĩa vụ giao lại tài sản cho con vào một thời điểm nhất định. Khi thực hiện những thỏa thuận trên, cha,mẹ có thể sử dụng dịch vụ lập vi bằng của Văn phòng Thừa phát lại, vi bằng chính là căn cứ để người trực tiếp quản lý di sản thực hiện nghĩa vụ quản lý một cách nghiêm túc, vừa đảm bảo di sản phục vụ tốt nhất nhu cầu của con trong đời sống hàng ngày cũng như lượng tài sản khi giao lại cho con hao hụt ở mức tối thiểu, khi đó di sản chính là hành trang cho con mang theo khi trưởng thành. Ngoài ra, vi bằng chính là chứng cứ để Tòa án giải quyết tranh chấp nếu người quản lý di sản không thực hiện đúng những thỏa thuận đã đưa ra (sử dụng di sản vào việc riêng mà không phải phục vụ lợi ích cho con, trì hoãn nghĩa vụ giao lại tài sản vào thời điểm đã thỏa thuận)
Vi bằng là sự ghi nhận hành vi, sự kiện có thật do thừa phát lại chứng kiến và tạo lập. Vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khi con từ đủ 15 tuổi trở lên thì cha, mẹ và người giám hộ có nghĩa vụ giao lại tài sản là di sản thừa kế cho con quản lý trừ trường hợp giữa cha, mẹ và con có thỏa thuận khác. Vì vậy việc thỏa thuận giao lại tài sản cho con nên được lập vi bằng nhằm làm căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) nhằm bảo vệ quyền lợi cho con được nhận lại di sản thừa kế, đảm bảo việc cha, mẹ hoặc người giám hộ cho con thực hiện nghĩa vụ giao lại tài sản là di sản thừa kế cho con.
Khi lập vi bằng, các bên tham gia không phải lo lắng về thất lạc, hư hỏng vi bằng khiến Tòa án khó khăn trong việc thu thập chứng cứ hoặc người quản lý di sản lấy lý do để không thực hiện thỏa thuận. Trong trường hợp hư hỏng, thất lạc thì có thể đến văn phòng Thừa phát lại yêu cầu sao y bản chính là có thể giải quyết vấn đề trên.
Thủ tục lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận người quản lý di sản cho con chưa thành niên tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành
Bước 1: Khách hàng liên hệ Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành để được tư vấn về thủ tục lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận giao lại tài sản là di sản thừa kế cho con khi đủ 15 tuổi trở lên. Người yêu cầu lập vi bằng phải cung cấp được các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng để thừa phát lại xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng.
Bước 2: Khi khách hàng đồng ý lập vi bằng, phạm vi và thẩm quyền lập vi bằng được xác định, khách hàng và thừa phát lại ký thỏa thuận lập vi bằng về các vấn đề sau:
- Nội dung lập vi bằng: ghi nhận thỏa thuận việc giao lại tài sản là di sản thừa kế cho con khi con đủ 15 tuổi trở lên.
- Thời gian, địa điểm: do 2 bên tự thỏa thuận.
- Chi phí: tự thỏa thuận.
- Thỏa thuận khác (nếu có).
Bước 3: Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng theo các nội dung đã thỏa thuận. Bằng nghiệp vụ, thừa phát lại ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận tài sản của các cá nhân trước khi kết hôn. Việc lập vi bằng phải trung thực, khách quan, thừa phát lại sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về tính trung thực của hành vi, sự kiện. Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về những thỏa thuận, tài sản của mình.
Sau khi kết thúc việc lập vi bằng, thừa phát lại đăng ký vi bằng lên Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc cập nhật lên cổng dữ liệu thông tin về vi bằng.
Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, thừa phát lại trao kết quả – 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
Như vậy, việc lập vi bằng giúp các bên có căn cứ về việc sở hữu tài sản của mình. Đây là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi các bên có tranh chấp về tài sản xảy ra trong tương lai.
Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận việc thỏa thuận giao lại tài sản là di sản thừa kế cho con khi đủ 15 tuổi trở lên của Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành
Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành có đội ngũ thừa phát lại dày dặn kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong tất cả các vấn đề lập vi bằng, đặc biệt trường hợp lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quá trình ly hôn. Thừa phát lại có thể tiến hành lập vi bằng ngay khi nhận được yêu cầu của khách hàng tại nơi diễn ra hành vi, sự kiện, hiện trạng với chi phí hợp lý.
Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành cam kết cung cấp dịch vụ Chuyên nghiệp – Tận tâm – Nhanh chóng – Tiết kiệm.
Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: Di sản cho con chưa thành niên sẽ do ai quản lý?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Mời bạn tham khảo một số bài viết liên quan: