Định đoạt tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Quyền định đoạt tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được pháp luật quy định như thế nào, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có được thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản và động sản phải đăng ký hoặc sử dụng tài sản riêng để kinh doanh không ? Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành sẽ giải thích cho bạn thông qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015.
  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Quyền có tài sản riêng của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Theo quy định tại Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình: ” Con có quyền có tài sản riêng…”. Tài sản riêng của con bao gồm: tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

Quy định này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người con trong quan hệ hôn nhân gia đình và để tạo cho con có điều kiện và khả năng tài chính để thực hiện những nhu cầu của bản thân và đóng góp vào việc chăm lo đời sống chung của gia đình. Như vậy quyền sở hữu tài sản không phụ thuộc vào độ tuổi hay năng lực hành vi dân sự, trẻ chưa thành niên vẫn có quyền sở hữu tài sản riêng của mình bao gồm các tài sản từ thừa kế riêng, tặng cho riêng, thu nhập do lao động, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng…

Quyền định đoạt tài sản riêng của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý“.

Khoản 2 Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.”

Như vậy người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người cha, mẹ hoặc người giám hộ. Chỉ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác (ví dụ như dùng tài sản để kinh doanh) theo quy định của luật mới cần sự đồng ý bằng văn bản người đại diện theo pháp luật (Cha, mẹ hoặc người Giám hộ) của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Định đoạt tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
Định đoạt tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Tại sao nên lập vi bằng ghi nhận sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật về việc định đoạt tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Vi bằng là sự ghi nhận hành vi, sự kiện có thật do thừa phát lại chứng kiến và tạo lập. Vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khi người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi muốn thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký hoặc sử dụng tài sản riêng để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản người đại diện theo pháp luật. Vì vậy khi được người giám hộ đồng ý, thì việc lập văn bản cho phép người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nên được lập vi bằng nhằm làm căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) giữa người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và người đại diện theo pháp luật.

Thủ tục lập vi bằng ghi nhận sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành

Bước 1: Khách hàng liên hệ Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành để được tư vấn. Người yêu cầu lập vi bằng phải cung cấp được các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng để thừa phát lại xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Khi khách hàng đồng ý lập vi bằng, phạm vi và thẩm quyền lập vi bằng được xác định, khách hàng và thừa phát lại ký thỏa thuận lập vi bằng về các vấn đề sau:

  • Nội dung lập vi bằng: ghi nhận sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18.
  • Thời gian, địa điểm: do 2 bên tự thỏa thuận.
  • Chi phí: tự thỏa thuận.
  • Thỏa thuận khác (nếu có).

Bước 3: Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng theo các nội dung đã thỏa thuận. Bằng nghiệp vụ, thừa phát lại ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận tài sản của các cá nhân trước khi kết hôn. Việc lập vi bằng phải trung thực, khách quan, thừa phát lại sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về tính trung thực của hành vi, sự kiện. Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về những thỏa thuận, tài sản của mình.

Sau khi kết thúc việc lập vi bằng, thừa phát lại đăng ký vi bằng lên Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc cập nhật lên cổng dữ liệu thông tin về vi bằng.

Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, thừa phát lại trao kết quả – 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Như vậy, việc lập vi bằng giúp các bên có căn cứ về việc sở hữu tài sản của mình. Đây là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi các bên có tranh chấp về tài sản xảy ra trong tương lai.

Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành

Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành có đội ngũ thừa phát lại dày dặn kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong tất cả các vấn đề lập vi bằng, đặc biệt trường hợp lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quá trình ly hôn. Thừa phát lại có thể tiến hành lập vi bằng ngay khi nhận được yêu cầu của khách hàng tại nơi diễn ra hành vi, sự kiện, hiện trạng với chi phí hợp lý.

Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành cam kết cung cấp dịch vụ Chuyên nghiệp – Tận tâm – Nhanh chóng – Tiết kiệm.

Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: Định đoạt tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 

Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669

Mời bạn tham khảo một số bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *