Làm thế nào để ghi nhận biên bản họp gia đình theo đúng quy định pháp luật? Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành sẽ giải đáp cho câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
- Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
Làm thế nào để ghi nhận biên bản họp gia đình theo đúng quy định pháp luật?
Biên bản họp gia đình là một dạng văn bản thường được sử dụng trong các buổi họp gia đình để thỏa thuận về các lợi ích giữa các thành viên với nhau, thường là trong trường hợp phân chia tài sản, quyền sử dụng đất,…
Theo đó, do tính chất thỏa thuận và đưa ra quyết định thống nhất giữa các thành viên nên biên bản họp gia đình cần phải được lập khi có sự tham dự đầy đủ của các thành viên có liên quan, và biên bản phải ghi nhận đầy đủ những gì đã xảy ra trong cuộc họp. Tuy nhiên, việc lập biên bản chỉ bao gồm các thành viên gia đình mà không có sự chứng kiến của những người liên quan có thể gây nghi ngờ về tính khách quan của biên bản và có thể dẫn đến những tranh chấp như phủ nhận việc có hay không tham gia cuộc họp của thành viên gia đình, phủ nhập một phần hoặc toàn bộ nội dung cuộc họp được ghi trong biên bản, biên bản không ghi nhận đầy đủ những nội dung cuộc họp.
Như vậy, để đảm bảo tính khách quan của biên bản họp gia đình, những thành viên tham gia cuộc họp có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi lại buổi làm việc, Thừa phát lại sẽ là người thứ ba làm chứng cho cuộc họp, ngoài việc chứng kiến buổi làm việc. Ngoài biên bản được đính kèm theo vi bằng; những bằng chứng do Thừa phát lại thu thập được cũng sẽ được đính kèm vào vi bằng: Thừa phát lại còn có thể quay video lại diễn biến cuộc họp, ghi âm lời nói, chụp ảnh mọi người cùng kí tên vào văn bản thỏa thuận… Ngoài ra Thừa phát lại không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình hoặc sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan,… Như vậy các thành viên trong gia đình có thể an tâm về tính khách quan, bảo mật của thông tin trong biên bản họp gia đình.
Biên bản họp gia đình là một văn bản thống nhất ý kiến của các thành viên trong gia đình về một vấn đề cụ thể, trong trường hợp này, vi bằng sẽ là căn cứ để các bên thực hiện các thỏa thuận được ghi nhận trong biên bản: phân chia tài sản, quyền sử dụng đất, các vấn đề về thừa kế… Nếu có tranh chấp xảy ra, Tòa án sẽ sử dụng vi bằng như nguồn chứng cứ để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận.
Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.
Trên thực tế, vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được lập trong một số tình huống như: Hành vi giao nhận tiền, tài sản; Hành vi giao hàng kém chất lượng; hành vi đưa tin vu không; Hành vi từ chối thực hiện công việc mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện…..
Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…
Vi bằng phải do chính Thừa phát lại lập bằng văn bản. Để đáp ứng điều kiện này, khi tiến hành lập vi bằng theo yêu cầu của khác hàng, Thừa phát lại phải tự mình chứng kiến và ghi lại các thông tin cần thiết cho việc lập vi bằng điều này giúp đảm tính khách quan, trung thực. Trên thực tế, có nhiều trường hợp Thừa phát lại không có mặt trực tiếp để thực hiện các công việc khiến cho vi bằng không đáp ứng tính khách quan, trung thực, ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.
Do đó, quy định pháp luật mới nhất có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 không còn trực tiếp ghi nhận việc thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Hiện nay, quy định mới bắt buộc Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.
Vi bằng có giá trị như thế nào?
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận các sự kiện có thật, đã được diễn ra chứ không có ý nghĩa đảm bảo cho các giao dịch.
Lưu ý: Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Trình tự, thủ tục lập vi bằng ghi nhận biên bản họp gia đình tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng
Khách hàng gửi yêu cầu và thông tin đến Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành. Thừa phát lại đánh giá phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng và tư vấn cho khách hàng.
Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng
Khách hàng và thừa phát lại thỏa thuận về việc lập vi bằng bao gồm:
- Nội dung lập vi bằng: ghi nhận thỏa thuận trong cuộc họp gia đình
- Địa điểm lập vi bằng do các bên thỏa thuận, có thể tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành hoặc địa điểm khác đảm bảo đầy đủ điều kiện, thiết bị để lập vi bằng.
- Thời gian: do bên yêu cầu lập vi bằng và thừa phát lại thỏa thuận
- Chi phí: do bên yêu cầu lập vi bằng và thừa phát lại thỏa thuận
- Thỏa thuận khác (nếu có).
Bước 3: Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng
Thừa phát lại chuẩn bị đầy đủ phương tiện, máy móc đáp ứng việc lập vi bằng. Vi bằng được lập thành văn bản, việc lập vi bằng có thể được ghi âm, ghi hình kèm theo. Trong trường hợp cần thiết, thừa phát lại có thể mời chuyên gia hoặc bên thứ ba (tổ trưởng tổ dân phố, công an địa phương…) tham gia vào việc lập vi bằng.
Vi bằng sau khi lập được đăng ký đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở văn phòng hoặc cập nhật lên cơ sở dữ liệu về vi bằng.
Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, thừa phát lại trao kết quả – 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
Nên lập vi bằng ghi nhận biên bản họp gia đình ở đâu?
Theo kinh nghiệm hiện nay khi có những tranh chấp xảy ra tại toà, khách hàng thường xuyên phải liên hệ lại những văn phòng thừa phát lại đã lập vi bằng để yêu cầu cung cấp sao chụp chứng cứ hoặc làm chứng tại toà. Do vậy tìm những văn phòng thừa phát lại uy tín luôn tận tâm phục vụ khách hàng trong những trường hợp tranh chấp xảy ra rất quan trọng.
Văn phòng thừa phát lại Hà Thành được cấp phép bởi Sở Tư Pháp Hà Nội, toàn bộ hoạt động của văn phòng luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Toàn bộ vi bằng của khách hàng đều được văn phòng lưu trữ, sao lưu một cách cẩn thận tại văn phòng và được văn phòng báo cáo lấy số tại sở tư pháp Hà Nội. Chính vì vậy khi khách hàng lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại Hà Thành luôn an tâm trong mọi vấn đề pháp lý xảy ra
Ngoài ra với đội ngũ thừa phát lại, nhân viên chuyên nghiệp thừa phát lại Hà Thành luôn phục vụ khách hàng 24/7 khi khách hàng có nhu cầu, nhất là trường hợp khách hàng đã lập vi bằng có tranh chấp các vấn đề pháp lý tại toà liên quan đến các sự kiện đã được thừa phát lại Hà Thành lập vi bằng.
Với phương châm” Vững niềm tin – trọn chữ tín” thừa phát lại Hà Thành luôn là địa chỉ tin cậy hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.
Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: “Ghi nhận biên bản họp gia đình theo đúng quy định pháp luật”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây: