Lập vi bằng di chúc toàn bộ tài sản cho cháu

Lập vi bằng di chúc toàn bộ tài sản cho cháu

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại. Vây có phải bất kỳ hành vi nào cũng có thể lập được vi bằng hay không. Sau đây Văn phòng thừa phát lại Hà Thành sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về thủ tục lập vi bằng di chúc toàn bộ tài sản lại cho cháu theo quy định hiện hành.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Di chúc là gì?

Di chúc là một khái niệm được quy định tại điều 624 bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Theo đó, một người trước khi chết có thể để lại tài sản cho người khác bằng cách lập di chúc. Theo quan điểm của một số nhà khoa học nghiên cứu về pháp luật thời kỳ La Mã: Di chúc là việc định đoạt tài sản của con người trong trường hợp lúc qua đời với nội dung có sự chỉ định rõ người thừa kế. Như vậy ở thời kỳ La Mã, di chúc đã được ghi nhận là việc định đoạt tài sản của con người. trong đó ý chí của chính người để lại di sản về việc chuyển tài sản của mình cho ai (người thừa kế) phải được ghi vào phần đầu của di chúc. Điều này cho thấy, pháp luật thực định tại Việt Nam khi quy định về di chúc cũng phản ánh sự tiếp thu pháp luật thời kỳ La Mã.

Như thế nào là di chúc hợp pháp

Di chúc được chia làm 2 loại chính là:
– Di chúc bằng văn bản (có/không người làm chứng/công chứng) có thể đánh máy hoặc viết tay (xác nhận chữ ký và điềm chỉ)
– Di chúc miệng (chỉ lập khi không thể lập được di chúc bằng văn bản, huỷ bỏ nếu sau 3 tháng người lập vẫn minh mẫn, sáng suốt)
Di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điều 630, 631 của bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 631. Nội dung của di chúc
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Các dạng vi bằng liên quan đến di chúc

Lập vi bằng di chúc toàn bộ tài sản cho cháu
Lập vi bằng di chúc toàn bộ tài sản cho cháu

Việc lập vi bằng liên quan đến di chúc, chủ yếu có một số dạng vi bằng như sau:

  • Vi bằng ghi nhận buổi làm việc: Thỏa thuận liên quan đến tài sản, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến di sản thừa kế để làm cơ sở thực hiện các thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, tặng cho di sản thừa kế
  • Vi bằng ghi nhận sự kiện giao nhận tiền, nhà, đất… để thực hiện thỏa thuận
  • Vi bằng ghi nhận sự kiện trình bày tuyên bố về tài sản
  • Vi bằng ghi nhận hiện trạng, kiểm kê tài sản đang sử dụng

Giá trị pháp lý của vi bằng

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Do vậy, có thể yên tâm lập di chúc để toàn bộ tài sản lại cho cháu bằng việc lập vi bằng thông qua Văn phòng thừa phát lại. Giá trị pháp lý của bản di chúc được lập thông qua việc lập vi bằng đó được pháp luật ghi nhận và bảo đảm.

Tại sao cần phải lập vi bằng

Việc lập vi bằng với mục đích duy nhất là tạo lập chứng cứ chứng minh có sự kiện, hành vi xảy ra trên thực tế. Trên thực tế, vi bằng có thể được sử dụng trong xét xử, để thương lượng, hòa giải hoặc để lưu trữ hoặc đơn giản chỉ nhằm mang lại niềm tin cho nhau mà không cần đem ra sử dụng

Vi bằng còn có giá trị là nguồn chứng cứ trong xét xử, trong các quan hệ pháp lý khác và là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Căn cứ vào Điều Điều 94 Luật Tố Tụng Dân sự quy định về Nguồn chứng cứ sau đây:

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Ngoài ra, Theo quy định của Điều 95 BLTTDS về xác định chứng cứ thì những tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

Như vậy ta có thể quy định trên có thể thấy rằng băng ghi âm, ghi hình là tài liệu nghe được, nhìn thấy được và được coi là một nguồn chứng cứ.

Tuy nhiên băng ghi âm, ghi hình do bạn cung cấp chỉ được Tòa án xem là chứng cứ khi xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ tài liệu đó hoặc văn bản (Vi bằng) về sự việc liên quan của việc thu âm, thu hình đó của Thừa Phát Lại.

Khi bạn yêu cầu bằng các nghiệp vụ chuyên môn và thẩm quyền của mình, Thừa phát lại sẽ lập vi bằng ghi nhận sự kiện hành vi, cung cấp nội dung và nguồn gốc băng ghi âm, ghi hình.

Trong vi bằng, Thừa phát lại sẽ mô tả lại buổi làm việc, xác nhận sự kiện bạn cung cấp các thông tin, nội dung và nguồn gốc băng ghi âm, ghi hình đó.

Trình tự, thủ tục lập vi bằng di chúc toàn bộ tài sản lại cho cháu

Bước 1: Khách hàng liên hệ Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành để được tư vấn về thủ tục lập vi bằng xác nhận tài sản trước khi kết hôn. Người yêu cầu lập vi bằng phải cung cấp được các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng để thừa phát lại xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Khi khách hàng đồng ý lập vi bằng, phạm vi và thẩm quyền lập vi bằng được xác định, khách hàng và thừa phát lại ký thỏa thuận lập vi bằng về các vấn đề sau:

  • Nội dung lập vi bằng: Lập vi bằng di chúc toàn bộ tài sản lại cho cháu
  • Thời gian, địa điểm: do 2 bên tự thỏa thuận.
  • Chi phí: tự thỏa thuận.
  • Thỏa thuận khác (nếu có).

Bước 3: Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng theo các nội dung đã thỏa thuận. Bằng nghiệp vụ, thừa phát lại ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận tài sản của các cá nhân trước khi kết hôn. Việc lập vi bằng phải trung thực, khách quan, thừa phát lại sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về tính trung thực của hành vi, sự kiện. Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về những thỏa thuận, tài sản của mình.

Sau khi kết thúc việc lập vi bằng, thừa phát lại đăng ký vi bằng lên Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc cập nhật lên cổng dữ liệu thông tin về vi bằng.

Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, thừa phát lại trao kết quả – 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Như vậy, việc lập vi bằng giúp các bên có căn cứ về việc sở hữu tài sản của mình. Đây là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi các bên có tranh chấp về tài sản xảy ra trong tương lai.

Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: Lập vi bằng xác nhận tài sản trước khi kết hônNếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 

Mời bạn tham khảo một số bài viết liên quan:

  1. Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền
  2. Lập vi bằng phân chia tài sản chung
  3. Lập vi bằng phân chia việc nuôi con khi ly hôn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *