Lập vi bằng ghi nhận cuộc họp gia đình về phân chia tài sản, thừa kế tài sản
Thừa kế là một chế định pháp luật khá phổ biến hiện nay. Đây là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Thực tiễn hoạt động phân chia di sản thừa kế luôn là hoạt động phức tạp và có thể phát sinh nhiều tranh chấp. Sau đây Văn phòng thừa phát lại Hà Thành sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về việc lập vi bằng ghi nhận cuộc họp gia đình về phân chi tài sản, thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
- Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
Lập vi bằng ghi nhận cuộc họp gia đình về phân chia tài sản, thừa kế tài sản là gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thì “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi một cách khách quan, trung thực mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; và được dùng làm nguồn chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản (giống như biên bản) có thể kèm hình ảnh, video, âm thanh. Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan.
Do đó, vi bằng ghi nhận việc các bên thỏa thuân phân chia sản thừa kế và được làm thành văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận một cách khách quan, trung thực toàn bộ sự kiện. Kèm theo Vi bằng là hình ảnh hai bên thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các thành viên trong gia đình để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp sau này. Đoạn phim ghi hình quá trình thỏa thuận phân chia di sản thừa ké, quá trình lập Vi bằng. Vi bằng này sẽ là chứng cứ hợp pháp trước Tòa nếu có tranh chấp xảy ra giữa bên.
Trường hợp lập vi bằng ghi nhận cuộc họp gia đình về phân chia tài sản, thừa kế tài sản.
Câu hỏi: Gia đình tôi có ba chị em là tôi – Nguyễn Thị T (sinh năm 1966), em gái Nguyễn Thị H ( sinh năm 1970), em trai Nguyễn Văn L (sinh năm 1972), bố mẹ tôi đều đã qua đời vào năm 2000. Do tai nạn giao thông, em trai tôi mất ngày 29/03/2010. Em trai tôi là Nguyễn Văn L được nhà nước cấp cho 01 giấy sử dụng đất số N 455247 do UBND huyện TS cấp ngày 05/12/2008 có thửa đất số: 54; tờ bản đồ số: 02P; diện tích 117 m2 tại Thôn N, xã V, huyện TS, tỉnh BN. Trước khi chết em trai tôi không để lại di chúc liên quan đến thửa đất nói trên, cũng không để lại bất cứ nghĩa vụ tài sản nào. Khi còn sống em trai tôi không đăng ký kết hôn với ai và cũng không có người con đẻ hay con nuôi nào. Tôi và em gái tôi đã thỏa thuận rằng e gái tôi là bà Nguyễn Thị H được toàn quyền sử dụng mảnh đất do em trai tôi để lại.
Giải đáp: Nhận được yêu cầu, thừa phát lại đã tư vấn về việc lập vi bằng và giá trị pháp lý của vi bằng.
Đối với trường hợp của gia đình bạn, chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn là gia đình bạn cùng với Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận buổi làm việc của gia đình. Các bên đã cùng nhau tiến hành cuộc họp gia đình với nội dung thỏa thuận và phân chia di sản thừa kế. Nội dung của buổi làm việc là bà Nguyễn Thị T và Nguyễn Thị H cùng được hưởng di sản thừa kế của ông Nguyễn Văn L, bà Nguyễn Thị T từ chối hưởng quyền di sản thừa kế của ông Nguyễn Văn L. Theo đó bà Nguyễn Thị H được toàn bộ quyền định đoạt với mảnh đất được nhà nước cấp cho 01 giấy sử dụng đất số N 455247 do UBND huyện TS cấp ngày 05/12/2008 có thửa đất số: 54; tờ bản đồ số: 02P; diện tích 117 m2 tại Thôn N, xã V, huyện TS, tỉnh BN.
Như vậy, vi bằng nói trên làm cơ sở để gia đình bạn thực hiện thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên để tư vấn được chính xác hơn, chúng tôi khuyến khích bạn cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ và đến gặp trực tiếp Thừa phát lại tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành
Tại sao cần lập vi bằng ghi nhận cuộc họp gia đình về phân chia tài sản, thừa kế tài sản
Việc lập vi bằng cũng giống như bạn nhờ một người thứ ba đứng ra làm chứng cho một giao dịch hay sự việc nào đó. Tuy nhiên khi lập vi bằng, việc làm chứng này được tiến hành bởi một người có thẩm quyền, được Nhà nước bổ nhiệm theo những yêu cầu khắt khe của pháp luật. Vì vậy nên thừa phát lại là người có am hiểu về pháp luật và uy tin hơn rất nhiều.
Mặt khác khi lập vi bằng, thừa phát lại có thể lập văn bản mô tả, quay phim, chụp ảnh, ghi âm,.. để ghi nhận thực tế khách quan nhất về sự việc, hành vi xảy ra. Điều này giúp đảm bảo việc ghi nhận vụ việc một cách toàn diện, chính xác nhất.
Vi bằng sau khi được thừa phát lại lập sẽ phải đăng ký tại Sở tư pháp. Điều này chứng tỏ vi bằng sẽ chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, đảm bảo vi bằng lập đúng sự việc, đúng pháp luật và có hiệu lực pháp lý.
Vì những lý do trên nên vi bằng có giá trị chứng cứ rất cao và đã được pháp luật quy định là nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án và các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời cũng giúp các bên có thể tránh được tình trạng tranh chấp di sản thừa kế.
Thủ tục lập vi bằng ghi nhận cuộc họp gia đình về phân chia tài sản, thừa kế tài sản.
Bước 1: Khách hàng liên hệ Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành để được tư vấn về thủ tục lập vi bằng cuộc họp gia đình về phân chia tài sản, thừa kế tài sản. Người yêu cầu lập vi bằng phải cung cấp được các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng để thừa phát lại xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng.
Bước 2: Khi khách hàng đồng ý lập vi bằng, phạm vi và thẩm quyền lập vi bằng được xác định, khách hàng và thừa phát lại ký thỏa thuận lập vi bằng về các vấn đề sau:
- Nội dung lập vi bằng: lập vi bằng cuộc họp gia đình về phân chia tài sản, thừa kế tài sản
- Thời gian, địa điểm: do 2 bên tự thỏa thuận.
- Chi phí: tự thỏa thuận.
- Thỏa thuận khác (nếu có).
Bước 3: Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng theo các nội dung đã thỏa thuận. Bằng nghiệp vụ, thừa phát lại ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận tài sản của các cá nhân trước khi kết hôn. Việc lập vi bằng phải trung thực, khách quan, thừa phát lại sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về tính trung thực của hành vi, sự kiện. Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về những thỏa thuận, tài sản của mình.
Sau khi kết thúc việc lập vi bằng, thừa phát lại đăng ký vi bằng lên Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc cập nhật lên cổng dữ liệu thông tin về vi bằng.
Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, thừa phát lại trao kết quả – 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
Như vậy, việc lập vi bằng giúp các bên có căn cứ về việc sở hữu tài sản của mình. Đây là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi các bên có tranh chấp về tài sản xảy ra trong tương lai.
Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận cuộc họp gia đình về phân chia tài sản, thừa kế tài sản tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành
Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành có đội ngũ thừa phát lại dày dặn kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong tất cả các vấn đề lập vi bằng. Thừa phát lại có thể tiến hành lập vi bằng ngay khi nhận được yêu cầu của khách hàng tại nơi diễn ra hành vi, sự kiện, hiện trạng với chi phí hợp lý.
Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành cam kết cung cấp dịch vụ Chuyên nghiệp – Tận tâm – Nhanh chóng – Tiết kiệm.
Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: Lập vi bằng ghi nhận cuộc họp gia đình về phân chia tài sản, thừa kế tài sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Mời bạn tham khảo một số bài viết liên quan:
Lập vi bằng thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn
Lập vi bằng Thoả thuận mức chu cấp nuôi con
Lập vi bằng giao nhận hàng hóa