Lập vi bằng giao nhận thông báo lấy lại nhà

Lập vi bằng giao nhận thông báo lấy lại nhà

Hiện nay, việc giao, gửi các văn bản, thông báo (đòi nợ, đòi nhà, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo thoả thuận, thông báo thời gian địa điểm họp…) trong nhiều tình huống là nghĩa vụ của bên giao, là cơ sở để phát sinh quyền của người giao thông báo hoặc là căn cứ để thực hiện một giao dịch khác với bên thứ ba. Chính vì vậy, việc lập vi bằng ghi nhận việc giao thông báo là rất phổ biến. Thừa phát lại với chức năng của mình sẽ chứng kiến việc tiến hành giao, gửi thông báo, văn bản cho người nhận. Đặc biệt là trường hợp người thuê nhà không chịu trả lại nhà cho chủ. Trong nội dung bài tư vấn, Văn phòng thừa phát lại Hà Thành sẽ hướng dẫn về mặt pháp lý Lập vi bằng giao nhận thông báo lấy lại nhà.

Cơ sở pháp lý

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Ta có thể hiểu vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thành kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan

Trên thực tế, vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được lập trong một số tình huống như: Hành vi giao nhận tiền, tài sản; Hành vi giao hàng kém chất lượng; hành vi đưa tin vu không; Hành vi từ chối thực hiện công việc mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện…..

Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…

Vi bằng phải do chính Thừa phát lại lập bằng văn bản. Để đáp ứng điều kiện này, khi tiến hành lập vi bằng theo yêu cầu của khác hàng, Thừa phát lại phải tự mình chứng kiến và ghi lại các thông tin cần thiết cho việc lập vi bằng điều này giúp đảm tính khách quan, trung thực. Trên thực tế, có nhiều trường hợp Thừa phát lại không có mặt trực tiếp để thực hiện các công việc khiến cho vi bằng không đáp ứng tính khách quan, trung thực, ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.

Do đó, quy định pháp luật mới nhất có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 không còn trực tiếp ghi nhận việc thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Hiện nay, quy định mới bắt buộc Thừa phát lại phải trực tiếp

Vi bằng có giá trị như thế nào?

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 như sau:

  • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận các sự kiện có thật, đã được diễn ra chứ không có ý nghĩa đảm bảo cho các giao dịch.

Lưu ý: Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Trường hợp pháp luật cho phép lấy lại nhà cho thuê

Theo quy định tại Điều 131 Luật Nhà ở 2014, khi rơi các trường hợp sau thì hợp đồng cho thuê nhà ở sẽ chấm dứt:

– Hợp đồng thuê nhà ở đã hết hạn; Trường hợp hợp đồng thuê nhà ở không xác định thời hạn chấm dứt thì sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng.

– Hai bên thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng.

– Nhà ở để cho thuê không còn.

– Bên cho thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai cùng chung sống.

– Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa mặt nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác. Trường hợp này, bên cho thuê nhà phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 132 của Luật này.

Như vậy khi thuộc các trường hợp ở trên thì hợp đồng thuê nhà ở sẽ chấm dứt, người thuê nhà có nghĩa vụ phải trả lại nhà cho người cho thuê. Việc tiếp tục chiếm hữu nhà khi hợp đồng cho thuê đã chấm dứt là trái quy định của pháp luật.

Lập vi bằng giao nhận thông báo lấy lại nhà

Hiện nay, việc giao nhận thông báo lấy lại nhà là vô cùng khó khăn, nếu thông báo miệng hay viết tay thì gần như rất khó để lấy làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp. Chính vậy, người ta thường lập vi bằng để Thừa phát lại ghi nhận sự kiện, hành vi người cho thuê thực hiện việc giao thông báo về việc lấy lại nhà đã cho thuê.

Thừa phát lại không phải là người thực hiện việc giao văn bản thông báo mà chỉ là người ghi nhận việc giao văn bản thông báo. Vì vậy, Thừa phát lại phải ghi nhận một cách trung thực, khách quan về thời gian, địa điểm diễn ra sự việc giao nhận thông báo, kết quả giao nhận thông báo.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại không thể kiểm tra giấy tờ tùy thân của người được nhận thông báo, vì vậy, Thừa phát lại cần chụp ảnh người đã nhận thông báo đó hoặc có thể quay phim toàn bộ quá trình giao nhận thông báo. Trong trường hợp giao nhận trực tiếp, Thừa phát lại nên tư vấn cho người giao nhận thông báo lập biên bản giao nhận, có chữ ký của người giao và người nhận. Biên bản này là tài liệu đính kèm vi bằng.

Trường hợp người được nhận thông báo không nhận thông báo hoặc vắng mặt thì vi bằng cần ghi rõ nội dung ” người được nhận thông báo không nhận”  hoặc ” người được nhận thông báo vắng mặt tại địa điểm thông báo”. Đồng thời, Thừa phát lại tư vấn cho cho người giao thông báo tiến hành dán thông báo tại nơi ở của người được thông báo và Thừa phát lại phải ghi lại toàn bộ quá trình dán thông báo vào vi bằng. Thừa phát lại chụp ảnh quay phim quá trình dán thông báo của người giao thông báo để làm tài liệu đính kèm vi bằng.

Việc lập vi bằng giao nhận thông báo lấy lại nhà cho thuê sẽ tránh được những rủi ro tranh chấp trong trường hợp bên cho thuê đã giao thông báo lấy lại nhà mà bên thuê lại không trả lại nhà. Lập vi bằng sẽ là chứng cứ việc bên cho thuê đã gửi thông báo cho bên thuê lấy lại nhà. Khi bên thuê không trả lại nhà thì bên cho thuê có thể khởi kiện bên thuê ra Tòa và trong trường hợp này bi bằng giao thông báo lấy lại nhà sẽ là chứng cứ trước Tòa án.

Lợi ích của việc lập vi bằng giao nhận thông báo lấy lại nhà

Khi xảy ra tranh chấp, người giao nhận tiền không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của các bên và hình ảnh giao nhận tiền kèm theo.

Người giao tiền cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng, chứng kiến cho mình mà sau đó bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự bởi kể từ thời điểm vi bằng được xác lâp, được Thừa phát lại đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh, vi bằng không quy định thời hiệu. Người dân chỉ cần xuất trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất.

Trường hợp khách hàng mất văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng do Thừa phát lại lập có đính kèm văn bản nêu rõ số lượng tiền được giao, mục đích giao nhận tiền, bên giao, bên nhận, được lập thành 3 bản. Ngoài 1 bản do người yêu cầu giữ thì 2 bản còn lại được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại và Sở Tư pháp với chế độ lưu trữ nghiêm ngặt và lưu trữ vô thời hạn. Trong trường hợp người dân bị mất, thất lạc vi bằng hoặc vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến 1 trong 2 cơ quan trên để xin sao vi bằng. Bên cạnh đó, Thừa phát lại còn lưu trữ các văn bản, hình ảnh về vụ việc lập vi bằng dưới dạng file điện tử.

Hồ sơ lập vi bằng giao nhận thông báo lấy lại nhà

Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng

Thừa phát lại tư vấn người yêu cầu lập vi bằng cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng (như: CMND, CCCD,…, các giấy tờ chứng minh khác) để xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng

Bước 2: Thoả thuận lập vi bằng

Thừa phát lại thoả thuận với khách hàng về các vấn đề:

  • Nội dụng lập vi bằng;
  • Thời gian, địa điểm lập vi bằng (do 2 bên thảo thuận);
  • Chi phí (do 2 bên thoả thuận)
  • Các thoả thuận khác nếu cần thiết.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng theo thoả thuận. Thừa phát lại sẽ tiến hành ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận việc thoả thuận thăm nuôi con sau ly hôn.

Việc lập vi bằng sẽ được Thừa phát lại tạo lập khách quan, trung thực, mô tả chính xác những sự kiện, hành vi xảy ra. Thừa phát lại sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực của vi bằng. Các bên tham gia sẽ chịu trách nhiệm về những thoả thuận của mình.

Thừa phát lại sẽ không chứng nhận hợp đồng, giao dịch hoặc chứng thực chữ ký.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có thể quay phim, chụp hình buổi làm việc hoặc mời người làm chứng nếu các bên yêu cầu.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lập vi bằng, Thừa phát lại đăng ký vi bằng đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc tiến hành cập nhật lên cổng dữ liệu thông tin về vi bằng. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 08/2020.

Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, Thừa phát lại trao 1 bản vi bằng cho khách hàng và thanh lý thoả thuận lập vi bằng.

Nên lập vi bằng giao nhận thông báo lấy lại nhà ở đâu?

Theo kinh nghiệm hiện nay khi có những tranh chấp xảy ra tại toà, khách hàng thường xuyên phải liên hệ lại những văn phòng thừa phát lại đã lập vi bằng để yêu cầu cung cấp sao chụp chứng cứ hoặc làm chứng tại toà. Do vậy tìm những văn phòng thừa phát lại uy tín luôn tận tâm phục vụ khách hàng trong những trường hợp tranh chấp xảy ra rất quan trọng.

Văn phòng thừa phát lại Hà Thành được cấp phép bởi Sở Tư Pháp Hà Nội, toàn bộ hoạt động của văn phòng luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Toàn bộ vi bằng của khách hàng đều được văn phòng lưu trữ, sao lưu một cách cẩn thận tại văn phòng và được văn phòng báo cáo lấy số tại sở tư pháp Hà Nội. Chính vì vậy khi khách hàng lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại Hà Thành luôn an tâm trong mọi vấn đề pháp lý xảy ra

Ngoài ra với đội ngũ thừa phát lại, nhân viên chuyên nghiệp thừa phát lại Hà Thành luôn phục vụ khách hàng 24/7 khi khách hàng có nhu cầu, nhất là trường hợp khách hàng đã lập vi bằng có tranh chấp các vấn đề pháp lý tại toà liên quan đến các sự kiện đã được thừa phát lại Hà Thành lập vi bằng.

Với phương châm” Vững niềm tin – trọn chữ tín” thừa phát lại Hà Thành luôn là địa chỉ tin cậy hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.

Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: “Lập vi bằng giao nhận thông báo lấy lại nhàNếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Công chứng vi bằng nhà đất không có sổ đỏ.

Lập vi bằng Giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ

Lưu ý khi mua nhà chung cư bằng vi bằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *