Lập vi bằng hứa thưởng sau khi làm xong việc

Lập vi bằng hứa thưởng sau khi làm xong việc

Ở một số doanh nghiệp đặc biệt là các doanh chủ doanh nghiệp và nhân viên của mình thường có ký kết các thỏa thuận công việc. Các thỏa thuận này có thể là: Thỏa thuận định hướng tiền lương dài hạn, thỏa thuận tặng thưởng, thỏa thuận không tiết lộ bí mật, thông tin kinh doanh của doanh nghiệp ra bên ngoài sau khi nghỉ việc và thường thấy nhất đó là thỏa thuận tặng cho tài sản có điều kiện nếu cam kết công tác lâu dài tại doanh nghiệp. Vậy lập vi bằng xác lập thỏa thuận hứa thưởng sau khi làm việc xong như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi đó Văn phòng Thừa Phát Lại Hà Thànhmời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Cơ sở pháp lý

– Luật dân sự năm 2015

– Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Vi bằng là gì? 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì khái niệm vi bằng cũng như giá trị pháp lý của nó được ghi nhận tại nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại như sau: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Dựa trên khái niệm này thì không phải chủ thể nào cũng có thầm quyền lập vi bằng mà chức năng này được chỉ định riêng cho Thừa phát lại. Đây là một chức danh bổ trợ tư pháp có tính chất gần giống với thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Công việc của Thừa phát lại cũng liên quan trực tiếp và tạo ra những hệ quả pháp lý nhất định đến các chủ thể trong vi bằng. Do đó, tuy không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước nhưng thừa phát lại được tuyển chọn và bổ nhiệm theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Tại sao nên lập vi bằng

– Thứ nhất, vi bằng sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp dân sự hoặc hành chính, vi bằng sẽ được tòa án xem xét là một chứng cứ để đưa ra phán quyết. Thông thường, trong tố tụng dân sự thì để bảo vệ cho quyền lợi của mình các bên phải tự thu thập và đưa ra các chứng cứ trước tòa án. Tòa án không tự mình thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ mà chỉ đưa ra nhận định dựa trên các tài liệu được giao nộp. Chứng cứ khi được giao nộp cũng phải dựa trên sự thật cũng như có giá trị pháp lý thì tòa án mới căn cứ vào đó để giải quyết vụ án. Trong một số trường hợp khi thu thập được một số vật có liên quan đến vụ án các bên còn phải thực hiện một số thủ tục nhằm xác định rõ giá trị chứng cứ của chúng. Tùy theo từng trường hợp mà các bên sẽ phải thực hiện các công việc như giám định, định giá…… Những thủ tục này sẽ gây tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của các bên. Do đó, thay vì đến khi tranh chấp các bên thực hiện các thủ tục tốn kém để khởi kiện thì có thể lập vi bằng tại thời điểm giao dịch. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.

– Thứ hai, vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. khi tham gia vào các giao dịch hoặc khi các sự kiện xảy ra mà có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mình, các bên nên cân nhắc lập vi bằng để có được căn cứ hợp pháp trước tòa án. Không những thế vi bằng cũng mang lại giá trị cho việc thực hiện các giao dịch theo đúng quy định pháp luật. Qua thực tiễn tư vấn pháp luật về vi bằng, thừa phát lại chúng tôi nhận thấy Các trường hợp dưới đây bạn nên lập vi bằng để làm chứng cứ.

Hứa thưởng là gì?

Căn cứ tại điều 570 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hứa thưởng như sau: “1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. 2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.” Giao dịch dân sự là hành vi pháp lí đa phương hoặc đơn phương của chủ thể nhằm đạt tới một hậu quả pháp lí nhất định. Hứa thưởng là hành vi pháp lí đơn phương của một bên chủ thể đưa ra những điều kiện nhất định, điều kiện này phải cụ thể, rõ ràng, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. Đối tượng của việc hứa thưởng là một công việc như: tìm kiếm một tài sản, hoàn thành một công việc nào đó,.. Khi chủ thể thứ hai đã thực hiện được công việc mà người hứa thưởng nêu ra, họ có quyền yêu cầu người hứa thưởng phải trả thưởng như đã tuyên bố. Việc trả thưởng phải được tuyên bố cụ thể như một số tiền, một số đồ vật (tài sản) hoặc người hứa thưởng phải làm cho bên kia một công việc nào đó. Như vậy, hứa thưởng là cam kết của một bên sẽ thực hiện nghĩa vụ trả thưởng nếu một bên khác đã thực hiện được những điều kiện do bên hứa thưởng đưa ra. Những điều kiện này không trái pháp luật và đạo đức xã hội theo quy định tại Điều 570 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS). Điều kiện hứa thưởng có thể là các yêu cầu về nhân thân hoặc có thể là những công việc mà bên hứa thưởng đưa ra. Trong trường hợp điều kiện hứa thưởng là công việc mà các chủ thể phải thực hiện thì công việc đó phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản như : Phải được xác định một cách cụ thể : công việc đó là gì ? Làm như thế nào ? Làm ở đâu ? làm trong bao lâu ….

Công việc đó phải có tính khả thi , tức là trong những điều kiện và hoàn cảnh bình thường , một người bình thường cũng có thể hoàn thành công việc đó Công việc đó không vi pham điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội Trong trường hợp công việc trong hứa thưởng mà bên tuyên bố hứa thưởng đưa ra không thỏa mãn được các điều kiện cơ bản trên , thì lời tuyên bố hứa thưởng sẽ không có giá trị . Theo đó, quan hệ nghĩa vụ không phát sinh và các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Hứa thưởng là sự công khai thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm hướng tới việc xác lập một quan hệ nghĩa vụ với một chủ thể khác. Trong các loại giao dịch dân sự, hứa thưởng là hành vi pháp lý đơn phương. Giữa chủ thể tham gia quan hệ hứa thưởng – trả thưởng không có sự thỏa thuận về ý chí trước đó mà chỉ có sự thể hiện của bên hứa thưởng. Do đó, ở thời điểm đưa ra lời hứa thưởng, chỉ xác định vè chủ thể hứa thưởng mà chưa xác định định về chủ thể được hứa thưởng. Trong hứa thưởn, bên tuyên bố hứa thưởng thường đưa ra một hoặc một vài điều kiện cụ thể, khi các chủ thể khác thỏa mãn được các điều kiện mà bên hứa thưởng đưa ra thì sẽ xác lập một quan hệ nghĩa vụ. Bên cạnh đó, công việc hứa thưởng phải cụ thể, có thể được thực hiện, không bị pháp luật cấm, không trái với đạo đức xã hội. Tuy nhiên về điều kiện của công việc hứa thưởng Điều 570 BLDS không hướng dẫn cụ thể thế nào là có thể thực hiện được. Khả năng thực hiện của công việc hứa thưởng có thể là áp dụng chung với tất cả mọi người, tuy nhiên không vượt khỏi khả năng của con người. Trong một số trường hợp, khả năng thực hiện công việc hứa thưởng là không thể đối với phần lớn chủ thể nhưng vẫn có thể thực hiện bởi nhữung chủ thể có năng lực đặc biệt. Như vậy, cần có hướng dẫn cụ thể về khả năng có thể thực hiện được của công việc hứa thưởng để làm căn cứ áp dụng.

Lập vi bằng hứa thưởng sau khi làm xong việc
Lập vi bằng hứa thưởng sau khi làm xong việc

Lập vi bằng hứa thưởng khi làm xong việc

Lập vi bằng hứa thưởng khi xong việc là 1 thỏa thuận thường thấy thị trường tuyển dụng dụng người lao động. Các thỏa thuận này không thuộc trường hợp pháp luật quy định phải công chứng. Khi các bên tìm đến các tổ chức công chứng thì tùy từng trường hợp, tùy quan điểm của công chứng viên mà có trường hợp được công chứng nhưng hầu như đa phần đều bị từ chối trong khi các bên rất cần 1 tổ chức có thẩm quyền đứng ra công chứng hay làm chứng cho thỏa thuận của họ tránh những tranh chấp pháp lý về sau.

Vậy trong trường hợp này người lao động và người sử dụng lao động có thể tiến hành nhờ sự can thiệp của bên thừa phát lại thành lập vi bằng ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên về nội dung hứa thưởng.

Lập vi bằng ghi nhận cuộc họp giữa công ty với hai nhân viên sắp được tuyển dụng để bàn bạc, thảo luận và ký kết thỏa thuận tặng cho có điều kiện. Toàn bộ các nội dung cuộc trao đổi đã được Thừa phát lại ghi nhận trong vi bằng, có âm thâm, hình ảnh kèm theo. Thỏa thuận tặng cho có điều kiện cũng được Thừa phát lại đính kèm vào vi bằng theo yêu cầu của các bên. Vi bằng được đăng ký trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày lập và giao cho các bên để tùy nghi sử dụng về sau.

Cầm vi bằng trên tay, doanh nghiệp tuyển dụng yên tâm rằng nếu nhân viên của mình lật kèo, không có công tác đủ thời gian tối thiểu theo cam kết thì phải bồi thường. Còn các nhân viên được tuyển dụng cũng an tâm công tác, đủ thời gian 5 năm thì có toàn quyền đối với căn nhà được tặng cho. Trên đây chỉ là 1 trường hợp điển hình về các dạng vi bằng mà các văn phòng Thừa phát lại đang lập để hỗ trợ các doanh nghiệp làm chứng cứ, một số dạng phổ biến khác như sau để người đọc tham khảo:

– Vi bằng ghi nhận cuộc họp công ty

– Vi bằng ghi nhận cuộc đình công

– Vi bằng ghi nhận kiểm kê tài sản

– Vi bằng ghi nhận tài sản công ty

Dịch vụ lập vi bằng hứa thưởng sau khi làm xong việc của Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ lập vi bằng hứa thưởng sau khi làm xong việc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

  • Liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hỗ trợ 24/24h: 096.102.9669 
  • Làm việc trực tiếp tại một trong các Văn phòng thừa phát lại gần nhất của chúng tôi.

Theo quy định của pháp luật hiện hành lập vi bằng hứa thưởng sau khi làm xong việc phải được thực hiện bởi người được trao thẩm quyền là Thừa phát lại. Với đội ngũ Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ có uy tín, kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể cung cấp Dịch vụ lập vi bằng hứa thưởng sau khi làm xong việc nhanh, trọn gói với chi phí hợp lý nhất hiện nay.   

Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: “Lập vi bằng hứa thưởng sau khi làm xong việc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *