Tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của hai vợ chồng và hai vợ chồng có quyền quyết định về phần tài sản chung mà không ai có quyền can thiệp. Nếu hai vợ chồng muốn tự thỏa thuận về tài sản chung để ly hôn thì có thể lập vi bằng để ghi nhận sự thỏa thuận đấy được không? Để trả lời cho các câu hỏi đó mời bạn đọc theo dõi bài viết Lập vi bằng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân dưới đây của Văn phòng Thừa Phát Lại Hà Thành.
Cơ sở pháp lý
- Luật nhà ở năm 2014
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Vi bằng là gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì khái niệm vi bằng cũng như giá trị pháp lý của nó được ghi nhận tại nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại như sau: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Dựa trên khái niệm này thì không phải chủ thể nào cũng có thầm quyền lập vi bằng mà chức năng này được chỉ định riêng cho Thừa phát lại. Đây là một chức danh bổ trợ tư pháp có tính chất gần giống với thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Công việc của Thừa phát lại cũng liên quan trực tiếp và tạo ra những hệ quả pháp lý nhất định đến các chủ thể trong vi bằng. Do đó, tuy không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước nhưng thừa phát lại được tuyển chọn và bổ nhiệm theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Chức năng của vi bằng
– Thứ nhất, vi bằng sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp dân sự hoặc hành chính, vi bằng sẽ được tòa án xem xét là một chứng cứ để đưa ra phán quyết. Thông thường, trong tố tụng dân sự thì để bảo vệ cho quyền lợi của mình các bên phải tự thu thập và đưa ra các chứng cứ trước tòa án. Tòa án không tự mình thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ mà chỉ đưa ra nhận định dựa trên các tài liệu được giao nộp. Chứng cứ khi được giao nộp cũng phải dựa trên sự thật cũng như có giá trị pháp lý thì tòa án mới căn cứ vào đó để giải quyết vụ án. Trong một số trường hợp khi thu thập được một số vật có liên quan đến vụ án các bên còn phải thực hiện một số thủ tục nhằm xác định rõ giá trị chứng cứ của chúng. Tùy theo từng trường hợp mà các bên sẽ phải thực hiện các công việc như giám định, định giá…… Những thủ tục này sẽ gây tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của các bên. Do đó, thay vì đến khi tranh chấp các bên thực hiện các thủ tục tốn kém để khởi kiện thì có thể lập vi bằng tại thời điểm giao dịch. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.
– Thứ hai, vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. khi tham gia vào các giao dịch hoặc khi các sự kiện xảy ra mà có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mình, các bên nên cân nhắc lập vi bằng để có được căn cứ hợp pháp trước tòa án. Không những thế vi bằng cũng mang lại giá trị cho việc thực hiện các giao dịch theo đúng quy định pháp luật. Qua thực tiễn tư vấn pháp luật về vi bằng, thừa phát lại chúng tôi nhận thấy.
Các Thừa phát lại cũng giải thích rõ cho cả hai vợ chồng rằng, vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa án, không thay thế văn bản bắt buộc công chứng, chứng thực. Vì bất động sản mà các bên tạo lập được đang trong quá trình làm thủ tục để ra giấy tờ quyền sở hữu, sử dụng nên không đáp ứng điều kiện công chứng thỏa thuận phân chia tài sản chung
Lập vi bằng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Với chức năng là ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng tại thời điểm nhất định và không quá ràng buộc về nội dung thỏa thuận thì Lập vi bằng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một hình thức nhanh, gọn và ít thủ tục rắc rối.
Vậy sau khi ly hôn hai bên muốn lập một văn bản ghi nhận sự thỏa thuận về vấn đề thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì chỉ cần ra văn phòng thừa phát lại Hà Thành toàn bộ thủ tục còn lại hãy để chúng tôi xử lý giúp bạn.
Tổ chức, cá nhân nên yêu cầu Thừa Phát Lại Hà Thành lập vi bằng để đảm bảo tính pháp lý. Với sự chứng kiến của Thừa Phát Lại, thì thỏa thuận về tài sản của hai bên sẽ được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày làm việc. Vi bằng có giá trị chứng cứ, chứng cứ chứng minh việc người giao thông báo đã thực hiện nghĩa vụ giao thông báo, là cơ sở để thực hiện các thủ tục kế tiếp hoặc để Tòa án thụ lý vụ án.
Dịch vụ lập vi bằng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ lập vi bằng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
- Liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hỗ trợ 24/24h: 0961029669
- Làm việc trực tiếp tại một trong các Văn phòng thừa phát lại gần nhất của chúng tôi.
Theo quy định của pháp luật hiện hành lập vi bằng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được thực hiện bởi người được trao thẩm quyền là Thừa phát lại. Với đội ngũ Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ có uy tín, kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể cung cấp Dịch vụ lập vi bằng khước từ tài sản sau ly hôn nhà nhanh, trọn gói với chi phí hợp lý nhất hiện nay.
Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: “Lập vi bằng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:
- Lập vi bằng giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ
- Lập vi bằng giao nhận thông báo bàn giao nhà theo thỏa thuận
- Lập vi bằng giao nhận hàng hóa