Lập vi bằng trước khi cho mượn ô tô
Hợp đồng mượn tài sản là một loại hợp đồng dân sự thông dụng, theo đó, bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Sau đây Văn phòng thừa phát lại Hà Thành sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về việc lập vi bằng trước khi cho mượn ô tô theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
- Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Trường hợp nào cần lập vi bằng trước khi cho mượn ô tô?

Tình huống: A cho B mượn xe ô tô của mình để đi chở hàng và B hứa rằng sẽ trả xe lại cho A theo đúng như khi mượn. Tuy nhiên hai người vốn không tin tưởng lẫn nhau nên đã tìm đến thừa phát lại để lập vi bằng về việc mượn xe ô tô
Giải đáp: Nhận được yêu cầu nêu trên Thừa phát lại sẽ tiến hành giải đáp và tư vấn để cho khách hàng hiểu rõ:
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng là chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp bị pháp luật cấm. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Khi tiến hành lập vi bằng, các bạn có thể thấy kèm theo là các hình ảnh, file âm thanh hoặc cả đĩa ghi hình, tuy nhiên, các dữ liệu trên chỉ mang tính chất bổ sung cho tính xác thực của vi bằng và vi bằng vẫn bắt buộc phải được lập dưới hình thức bằng văn bản. Việc vi bằng phải được lập thành văn bản ngoài việc tuân theo các quy định pháp luật về mặt hình thức còn bắt nguồn từ giá trị của vi bằng. Vi bằng sẽ được coi là căn cứ cho các giao dịch hoặc làm chứng cứ trước tòa án, do đó nếu vi bằng được lập dưới hình thức khác như lời chứng của Thừa phát lại sẽ rất khó xác định giá trị và dễ bị tác động thay đổi nội dung.
Việc Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng ghi nhận về việc B mượn xe của A để chở hàng và đồng thời ghi nhận hiện trạng của chiếc xe ô tô. Nếu B làm hỏng hóc hoặc làm mất xe ô tô của A thì A hoàn toàn có căn cứ để khởi kiện đòi B bồi thường thiệt hại. Hoặc trong trường hợp A không công nhận hiện trạng chiếc xe ô tô khi B trả về vẫn như ban đầu thì B cũng hoàn toàn có đủ căn cứ để chứng minh việc B đã trả lại xe cho A theo đúng thỏa thuận ban đầu.
Tại sao cần phải lập vi bằng trước khi cho mượn ô tô?
Việc lập vi bằng cũng giống như bạn nhờ một người thứ ba đứng ra làm chứng cho một giao dịch hay sự việc nào đó. Tuy nhiên khi lập vi bằng, việc làm chứng này được tiến hành bởi một người có thẩm quyền, được Nhà nước bổ nhiệm theo những yêu cầu khắt khe của pháp luật. Vì vậy nên thừa phát lại là người có am hiểu về pháp luật và uy tin hơn rất nhiều.
Mặt khác khi lập vi bằng, thừa phát lại có thể lập văn bản mô tả, quay phim, chụp ảnh, ghi âm,.. để ghi nhận thực tế khách quan nhất về sự việc, hành vi xảy ra. Điều này giúp đảm bảo việc ghi nhận vụ việc một cách toàn diện, chính xác nhất.
Vi bằng sau khi được thừa phát lại lập sẽ phải đăng ký tại Sở tư pháp. Điều này chứng tỏ vi bằng sẽ chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, đảm bảo vi bằng lập đúng sự việc, đúng pháp luật và có hiệu lực pháp lý.
Vì những lý do trên nên vi bằng có giá trị chứng cứ rất cao và đã được pháp luật quy định là nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án và các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục lập vi bằng trước khi cho mượn ô tô
Bước 1: Khách hàng liên hệ Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành để được tư vấn về thủ tục lập vi bằng xác nhận tài sản trước khi kết hôn. Người yêu cầu lập vi bằng phải cung cấp được các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng để thừa phát lại xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng.
Bước 2: Khi khách hàng đồng ý lập vi bằng, phạm vi và thẩm quyền lập vi bằng được xác định, khách hàng và thừa phát lại ký thỏa thuận lập vi bằng về các vấn đề sau:
- Nội dung lập vi bằng: Lập vi bằng trước khi cho mượn ô tô
- Thời gian, địa điểm: do 2 bên tự thỏa thuận.
- Chi phí: tự thỏa thuận.
- Thỏa thuận khác (nếu có).
Bước 3: Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng theo các nội dung đã thỏa thuận. Bằng nghiệp vụ, thừa phát lại ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận tài sản của các cá nhân trước khi kết hôn. Việc lập vi bằng phải trung thực, khách quan, thừa phát lại sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về tính trung thực của hành vi, sự kiện. Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về những thỏa thuận, tài sản của mình.
Sau khi kết thúc việc lập vi bằng, thừa phát lại đăng ký vi bằng lên Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc cập nhật lên cổng dữ liệu thông tin về vi bằng.
Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, thừa phát lại trao kết quả – 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
Như vậy, việc lập vi bằng giúp các bên có căn cứ về việc sở hữu tài sản của mình. Đây là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi các bên có tranh chấp về tài sản xảy ra trong tương lai.
Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: Lập vi bằng xác nhận tài sản trước khi kết hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Mời bạn tham khảo một số bài viết liên quan:
Lập vi bằng thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn
Lập vi bằng Thoả thuận mức chu cấp nuôi con
Lập vi bằng giao nhận hàng hóa