Trong xã hội hiện nay chúng ta tham gia rất nhiều loại giao dịch có giá trị về tài sản như mua bán, chuyển nhượng, cho vay, cho mượn, cho thuê…mà không có bất kỳ sự chứng kiến nào bảo đảm nào tồn tại rất nhiều rủi ro (vay mượn tiền không trả, giao nhận số tiền chuyển nhượng nhiều đợt, giao nhận nhà không đúng hiện trạng, giao không đủ số lượng hàng hóa…) ảnh hưởng rất lớn đến các bên tham gia. Rất nhiều trường hợp không có bằng chứng về việc giao nhận tiền, giao nhận tài sản dẫn đến xảy ra nhiều tranh chấp, mâu thuẫn không thể giải quyết. Để hạn chế phát sinh nhiều tranh chấp và bảo đảm quyền lợi cho bản thân quý khách hàng nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng giao nhận tiền, tài sản tạo ra sự minh bạch trong giao dịch, từ đó tạo tiền đề cho việc thực hiện nghĩa vụ khi tham gia giao dịch về tài sản một cách hiệu quả nhất cũng như tạo được nguồn chứng cứ để giải quyết tranh chấp tại cơ quan Tòa án khi cần thiết. Sau đây Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về việc lập vi bằng xác nhận việc nhận hàng không đủ số lượng đã mua.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
- Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.
Trên thực tế, vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được lập trong một số tình huống như: Hành vi giao nhận tiền, tài sản; Hành vi giao hàng kém chất lượng; hành vi đưa tin vu không; Hành vi từ chối thực hiện công việc mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện…..
Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…
Vi bằng phải do chính Thừa phát lại lập bằng văn bản. Đáp ứng điều kiện này, khi tiến hành lập vi bằng theo yêu cầu của khác hàng, Thừa phát lại phải tự mình chứng kiến và ghi lại các thông tin cần thiết cho việc lập vi bằng điều này giúp đảm tính khách quan, trung thực. Trên thực tế, có nhiều trường hợp Thừa phát lại không có mặt trực tiếp để thực hiện các công việc khiến cho vi bằng không đáp ứng tính khách quan, trung thực, ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.
Do đó, quy định pháp luật mới nhất có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 không còn trực tiếp ghi nhận việc thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Hiện nay, quy định mới bắt buộc Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.
Vi bằng có giá trị như thế nào?
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận các sự kiện có thật, đã được diễn ra chứ không có ý nghĩa đảm bảo cho các giao dịch.
Lưu ý: Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập
Tại sao nên lập vi bằng xác nhận việc nhận hàng không đủ số lượng đã mua?

Hàng hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối đa dạng, các bên tham gia thương giao dịch với số lượng hàng hoá lớn và trong thời gian dài. Do vậy, các bên thường ký các thỏa thuận về việc mua bán hàng hoá với các nội dung chủ yếu như: tên hàng hoá, số lượng, chủng loại, chất lượng, thời gian, địa điểm giao nhận hàng, phương thức thanh toán,…
Trong quá trình sản xuất và trước khi đưa ra thị trường hoặc giao hàng cho đối tác, bộ phận KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) đã kiểm tra kỹ chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng khi đến tay đối tác. Thông lệ trong hoạt động mua bán hàng hoá là sau khi nhận được khiếu nại, phản ánh từ khách hàng bên bán sẽ thu hồi sản phẩm lỗi và thay thế bằng sản phẩm khác đảm bào chất lượng hoặc cung cấp kịp thời số lượng hàng hóa còn thiếu. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp bên bán đổ lỗi cho bên mua trong việc không bảo quản sản phẩm trong điều kiện tốt nhất dẫn đến sản phẩm bị hư hỏng, giảm chất lượng hoặc không nhận hàng kịp thời hay vì điều kiện bất khả kháng nên không thể giao đầy đủ . Việc này dẫn đến hệ quả là các bên phát sinh tranh chấp, ảnh hưởng đến mối quan hệ làm ăn, xa hơn nữa nếu không tìm được tiếng nói chung sẽ dẫn đến kiện tụng khiến các bên mất thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, dù ở trường hợp nào đi chăng nữa thì việc thu thập chứng cứ để chứng minh cho hàng hoá kém chất lượng là một công việc thiết yếu đòi hỏi phải thực hiện ngay. Khi bạn nói rằng sản phẩm của người khác giao cho bạn không đảm bảo chất lượng thì việc đầu tiên là bạn phải chứng minh. Khi bạn đã có chứng cứ thì việc trao đổi với bên bán sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Thừa phát lại là một trong những công cụ pháp lý rất hữu ích trong trường hợp này, sẽ giúp bạn thu thập đầy đủ bằng chứng trước khi bàn làm việc với bên bán hàng. Chúng tôi đã thu thập không ít chứng cứ cho khách hàng có yêu cầu trong những trường hợp như thế này.
Hồ sơ lập vi bằng xác nhận việc nhận hàng không đủ số lượng đã mua.
Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng
Thừa phát lại tư vấn người yêu cầu lập vi bằng cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng (như: CMND, CCCD,…, các giấy tờ chứng minh khác) để xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng
Bước 2: Thoả thuận lập vi bằng
Thừa phát lại thoả thuận với khách hàng về các vấn đề:
- Nội dụng lập vi bằng;
- Thời gian, địa điểm lập vi bằng (do 2 bên thảo thuận);
- Chi phí (do 2 bên thoả thuận)
- Các thoả thuận khác nếu cần thiết.
Bước 3: Tiến hành lập vi bằng
Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng theo thoả thuận. Thừa phát lại sẽ tiến hành ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận việc thoả thuận thăm về nợ chung sau ly hôn.
Việc lập vi bằng sẽ được Thừa phát lại tạo lập khách quan, trung thực, mô tả chính xác những sự kiện, hành vi xảy ra. Thừa phát lại sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực của vi bằng. Các bên tham gia sẽ chịu trách nhiệm về những thoả thuận của mình.
Thừa phát lại sẽ không chứng nhận hợp đồng, giao dịch hoặc chứng thực chữ ký.
Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có thể quay phim, chụp hình buổi làm việc hoặc mời người làm chứng nếu các bên yêu cầu.
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lập vi bằng, Thừa phát lại đăng ký vi bằng đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc tiến hành cập nhật lên cổng dữ liệu thông tin về vi bằng. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 08/2020.
Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, Thừa phát lại trao 1 bản vi bằng cho khách hàng và thanh lý thoả thuận lập vi bằng.
Nên lập vi bằng xác nhận việc nhận hàng không đủ số lượng đã mua ở đâu?
Theo kinh nghiệm hiện nay khi có những tranh chấp xảy ra tại toà, khách hàng thường xuyên phải liên hệ lại những văn phòng thừa phát lại đã lập vi bằng để yêu cầu cung cấp sao chụp chứng cứ hoặc làm chứng tại toà. Do vậy tìm những văn phòng thừa phát lại uy tín luôn tận tâm phục vụ khách hàng trong những trường hợp tranh chấp xảy ra rất quan trọng.
Văn phòng thừa phát lại Hà Thành được cấp phép bởi Sở Tư Pháp Hà Nội, toàn bộ hoạt động của văn phòng luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Toàn bộ vi bằng của khách hàng đều được văn phòng lưu trữ, sao lưu một cách cẩn thận tại văn phòng và được văn phòng báo cáo lấy số tại sở tư pháp Hà Nội. Chính vì vậy khi khách hàng lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại Hà Thành luôn an tâm trong mọi vấn đề pháp lý xảy ra
Ngoài ra với đội ngũ thừa phát lại, nhân viên chuyên nghiệp thừa phát lại Hà Thành luôn phục vụ khách hàng 24/7 khi khách hàng có nhu cầu, nhất là trường hợp khách hàng đã lập vi bằng có tranh chấp các vấn đề pháp lý tại toà liên quan đến các sự kiện đã được thừa phát lại Hà Thành lập vi bằng.
Với phương châm” Vững niềm tin – trọn chữ tín” thừa phát lại Hà Thành luôn là địa chỉ tin cậy hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.
Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: “Lập vi bằng xác nhận việc nhận hàng không đủ số lượng đã mua”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:
Công chứng vi bằng nhà đất không có sổ đỏ.
Lập vi bằng Giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ
Lưu ý khi mua nhà chung cư bằng vi bằng