Trên thực tế xã hội Việt Nam đã và đang có rất nhiều hoạt động “mua bán” nhà đất để phục vụ với nhiều mục đích khác nhau. Nhà đất là một tài sản lớn và có giá trị cực kỳ lớn đối với người dân chúng ta. Ngôi nhà có thể là cả gia tài mà họ đã tích góp “mua” để ở hay kinh doanh… Chính vì vậy các giấy tờ để xác lập quyền sở hữu đối với căn nhà đó là vô cùng quan trọng. Tuy vậy, việc mua nhà không có sổ đỏ đã và đang xảy ra ngày càng phổ biến hiện nay. Trong nội dung bài tư vấn, Văn phòng thừa phát lại Hà Thành sẽ cung cấp cho các bạn cách thức Mua nhà không có sổ đỏ phải làm sao?
Cơ sở pháp lý:
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là cách gọi nôm na của người dân khi nói về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ vào khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đai là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi mua nhà không có sổ đỏ không?
Theo khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định Các trường hợp đang sử dụng đất do chuyển nhượng, nhận tặng cho mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó khi:
- Sử dụng đất trước ngày 01/01/2008 mà có giấy tờ mua bán viết tay
- Sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 – trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ mua bán viết tay và giấy tờ nguồn gốc đất đứng tên người khác
- Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014
Đây là trường hợp đã mua đất nhưng không được cấp sổ đỏ. Vậy trong trường hợp chúng ta muốn mua 1 mảnh đất nhưng chưa được cấp sổ đỏ thì làm thế nào để có thể giao dịch mua bán mà ít có tính rủi ro về mặt pháp lý?
Chúng ta có thể tiến hành lập vi bằng ghi nhận việc bàn giao đất, ghi nhận việc giao tiền …khi thực hiện chuyển nhượng những mảnh đất chưa có sổ đỏ.
Có được phép chuyển nhượng đất chưa có sổ đỏ?
Có 2 trường hợp nhà đất chưa có sổ đỏ:
- Trường hợp 1: Không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ;
- Trường hợp 2: Đủ điều kiện nhưng chưa được cấp Sổ đỏ hoặc chưa làm Sổ đỏ
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 có thể thấy Người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 với việc nhận thừa kế;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Vậy, sẽ không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu không có giấy chứng nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ thì người sử dụng đất được phép chuyển nhượng nếu có yêu cầu và sẽ được cấp Sổ đỏ khi đi làm sổ đỏ ở Văn phòng đăng ký đất đai.
Ở đây, chúng ta có thể tiến hành lập vi bằng ghi nhận việc bàn giao đất, ghi nhận việc giao tiền …khi thực hiện chuyển nhượng những mảnh đất chưa có sổ đỏ.

Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.
Ta có thể hiểu vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thành kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan
Trên thực tế, vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được lập trong một số tình huống như: Hành vi giao nhận tiền, tài sản; Hành vi giao hàng kém chất lượng; hành vi đưa tin vu không; Hành vi từ chối thực hiện công việc mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện…..
Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…
Vi bằng phải do chính Thừa phát lại lập bằng văn bản. Để đáp ứng điều kiện này, khi tiến hành lập vi bằng theo yêu cầu của khác hàng, Thừa phát lại phải tự mình chứng kiến và ghi lại các thông tin cần thiết cho việc lập vi bằng điều này giúp đảm tính khách quan, trung thực. Trên thực tế, có nhiều trường hợp Thừa phát lại không có mặt trực tiếp để thực hiện các công việc khiến cho vi bằng không đáp ứng tính khách quan, trung thực, ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.
Do đó, quy định pháp luật mới nhất có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 không còn trực tiếp ghi nhận việc thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Hiện nay, quy định mới bắt buộc Thừa phát lại phải trực tiếp
Vi bằng có giá trị như thế nào?
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 như sau:
- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận các sự kiện có thật, đã được diễn ra chứ không có ý nghĩa đảm bảo cho các giao dịch.
Lưu ý: Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
Lợi ích của việc lập vi bằng mua nhà không có sổ đỏ
Khi xảy ra tranh chấp, người giao nhận tiền không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của các bên và hình ảnh giao nhận tiền kèm theo.
Người lập vi bằng cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng, chứng kiến cho mình mà sau đó bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, bởi kể từ thời điểm vi bằng được xác lập, được Thừa phát lại đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh, vi bằng không quy định thời hiệu. Người dân chỉ cần xuất trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất.
Trường hợp khách hàng mất văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng do Thừa phát lại lập có đính kèm văn bản nêu rõ số lượng tiền được giao, mục đích giao nhận tiền, bên giao, bên nhận, được lập thành 3 bản. Ngoài 1 bản do người yêu cầu giữ thì 2 bản còn lại được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại và Sở Tư pháp với chế độ lưu trữ nghiêm ngặt và lưu trữ vô thời hạn. Trong trường hợp người dân bị mất, thất lạc vi bằng hoặc vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến 1 trong 2 cơ quan trên để xin sao vi bằng. Bên cạnh đó, Thừa phát lại còn lưu trữ các văn bản, hình ảnh về vụ việc lập vi bằng dưới dạng file điện tử.
Nên lập vi bằng mua nhà không có sổ đỏ ở đâu?
Theo kinh nghiệm hiện nay khi có những tranh chấp xảy ra tại toà, khách hàng thường xuyên phải liên hệ lại những văn phòng thừa phát lại đã lập vi bằng để yêu cầu cung cấp sao chụp chứng cứ hoặc làm chứng tại toà. Do vậy tìm những văn phòng thừa phát lại uy tín luôn tận tâm phục vụ khách hàng trong những trường hợp tranh chấp xảy ra rất quan trọng.
Văn phòng thừa phát lại Hà Thành được cấp phép bởi Sở Tư Pháp Hà Nội, toàn bộ hoạt động của văn phòng luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Toàn bộ vi bằng của khách hàng đều được văn phòng lưu trữ, sao lưu một cách cẩn thận tại văn phòng và được văn phòng báo cáo lấy số tại sở tư pháp Hà Nội. Chính vì vậy khi khách hàng lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại Hà Thành luôn an tâm trong mọi vấn đề pháp lý xảy ra
Ngoài ra với đội ngũ thừa phát lại, nhân viên chuyên nghiệp thừa phát lại Hà Thành luôn phục vụ khách hàng 24/7 khi khách hàng có nhu cầu, nhất là trường hợp khách hàng đã lập vi bằng có tranh chấp các vấn đề pháp lý tại toà liên quan đến các sự kiện đã được thừa phát lại Hà Thành lập vi bằng.
Với phương châm” Vững niềm tin – trọn chữ tín” thừa phát lại Hà Thành luôn là địa chỉ tin cậy hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.
Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: “Mua nhà không có sổ đỏ phải làm sao?”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:
Lập vi bằng thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn
Công chứng vi bằng nhà đất không có sổ đỏ
Lập vi bằng giao nhận hàng hóa