Nhà mình bị ảnh hưởng do hàng xóm xây nhà, có cần lập vi bằng?

Nhà mình bị ảnh hưởng do hàng xóm xây nhà, có cần lập vi bằng

Trong quá trình thực hiện việc thi công xây dựng thì người thi công có trách nhiệm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến các công trình liền kề. Vậy trong trường hợp xấu nhất; Nhà mình bị ảnh hưởng do hàng xóm xây nhà thì phải làm như thế nào? Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành sẽ trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Trên thực tế, vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được lập trong một số tình huống như: Hành vi giao nhận tiền, tài sản; Hành vi giao hàng kém chất lượng; hành vi đưa tin vu không; Hành vi từ chối thực hiện công việc mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện…..

Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…

Vi bằng phải do chính Thừa phát lại lập bằng văn bản. Để đáp ứng điều kiện này, khi tiến hành lập vi bằng theo yêu cầu của khác hàng, Thừa phát lại phải tự mình chứng kiến và ghi lại các thông tin cần thiết cho việc lập vi bằng điều này giúp đảm tính khách quan, trung thực. Trên thực tế, có nhiều trường hợp Thừa phát lại không có mặt trực tiếp để thực hiện các công việc khiến cho vi bằng không đáp ứng tính khách quan, trung thực, ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.

Do đó, quy định pháp luật mới nhất có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 không còn trực tiếp ghi nhận việc thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Hiện nay, quy định mới bắt buộc Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.

Vi bằng có giá trị như thế nào?

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

  • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận các sự kiện có thật, đã được diễn ra chứ không có ý nghĩa đảm bảo cho các giao dịch.

Lưu ý: Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Tại sao nên ghi lại hiện trạng nhà mình khi bị ảnh hưởng do hàng xóm xây nhà?

Trong những năm trở lại đây việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa, công trình diễn ra rất thường xuyên ở những nơi đông dân cư. Tình trạng các công trình xây dựng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng như khu dân cư lân cận diễn ra phổ biến do việc can thiệp sâu vào kết cấu địa tầng, thậm chí nhiều công trình còn lấn chiếm đất. Đôi khi chúng ta gặp phải một số vấn đề bởi việc xây dựng, sữa chữa công trình, nhà cửa… của hàng xóm có thể gây ra như là nhà mình bị nứt, lún, đổ vỡ hoặc diện tích nhà, đất bị lấn chiếm trái phép hoặc trổ cửa sổ nhìn thẳng sang nhà mình không đúng quy định, đổ vật liệu xây dựng chắn ngang lối đi… 

Theo Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng:

Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Việc nhà bị nứt, đổ, sụt lún do nhà hàng xóm xây dựng, người có nhà bị ảnh huởng hoàn toàn có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng. Thậm chí điều này là rất cần thiết để làm căn cứ chứng minh thiệt hại, yêu cầu hàng xóm khắc phục sự cố và bồi thường thiệt hại. Thừa phát lại sẽ trực tiếp đến hiện trường, nơi xảy ra sụt lún, nứt, đổ để chứng kiến và mô tả lại sự việc một cách khách quan bằng việc chụp hình, quay phim…

Các công trình khi xây dựng thường gây ảnh hưởng ít nhiều đến các công trình xung quanh, đặc biệt là các ngôi nhà liền kề. Công trình càng lớn thì sự tác động càng nhiều. Để bảo vệ ngôi nhà của mình khi hàng xóm xây dựng, chủ nhà có thể lập vi bằng hiện trạng nhà đất trước khi hàng xóm xây dựng để làm căn cứ đối chiếu.

Tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức và kinh nghiệm để chuẩn bị trước, khi hàng xóm xây dựng và xảy ra sự cố chủ nhà cần ngay lập tức tìm biện pháp để chứng minh việc nhà mình bị sụt lún, nứt, đổ là do việc xây dựng của hàng xóm. Việc đầu tiên cần làm là chủ nhà phải ghi nhận lại hiện trạng ngôi nhà đang bị sụt lún, nứt, đổ. Đồng thời, thừa phát lại sẽ mời chính quyền địa phương, đại diện tổ dân phố đến để làm người chứng kiến, tham gia vào quá trình lập vi bằng.

Nhà mình bị ảnh hưởng do hàng xóm xây nhà, có cần lập vi bằng
Nhà mình bị ảnh hưởng do hàng xóm xây nhà, có cần lập vi bằng

Thủ tục lập vi bằng ghi lại hiện trạng khi Nhà mình bị ảnh hưởng do hàng xóm xây nhà

Thủ tục lập vi bằng trải qua các trình tự sau:

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu lập vi bằng liên hệ Văn phòng Thừa phát lại Đống Đa và cung cấp thông tin, giấy tờ cần thiết để lập vi bằng.

Khách hàng yêu cầu lập vi bằng cần có giấy tờ chứng minh là chủ sở hữu nhà, có quyền sử dụng, quyền quản lý, hoặc được ủy quyền việc lập vi bằng. Như vậy, anh M là chủ nhà hoàn toàn có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng hiện trạng nhà mình.

Thừa phát lại sẽ xem xét thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, tư vấn, giải thích cho khách hàng về việc lập vi bằng trong trường hợp này và đưa ra quyết định.

Bước 2: Khách hàng và văn phòng thừa phát lại ký thỏa thuận lập vi bằng để thừa phát lại có căn cứ thực hiện lập vi bằng. Thỏa thuận lập vi bằng gồm các vấn đề sau:

  • Nội dung lập vi bằng: hiện trạng nhà đất bị sụt lún, nứt, đổ do hoạt động xây dựng của nhà hàng xóm.
  • Địa điểm lập vi bằng: tại nơi nhà đất bị sụt lún, nứt, đổ.
  • Thời gian lập vi bằng do các bên thỏa thuận, nên chú ý các khoảng thời gian để việc quan sát, mô tả hiện trạng được chính xác nhất.
  • Chi phí: tự thỏa thuận.
  • Thỏa thuận khác (nếu có).

Bước 3: Sau khi khách hàng đã hiểu rõ về việc lập vi bằng và ký thỏa thuận, thừa phát lại tiến hành lập vi bằng theo nội dung các bên đã thỏa thuận. Thừa phát lại sẽ trực tiếp đến nhà đất bị sụt lún, nứt, đổ ghi nhận lại toàn bộ hiện trạng (quay phim, chụp hình…). Trường hợp cần thiết thừa phát lại sẽ mời đại diện chính quyền địa phương và chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng để việc lập vi bằng được chính xác, khách quan.

Việc lập vi bằng sẽ làm rõ các vấn đề, điểm sụt lún, nứt, đổ, những thiệt hại mà chủ nhà phải gánh chịu từ việc thi công xây dựng của nhà hàng xóm. Đây sẽ là căn cứ để chủ nhà yêu cầu hàng xóm chịu trách nhiệm cho các thiệt hại và là nguồn chứng cứ để giải quyết tranh chấp giữa 2 bên.

Vi bằng sẽ được thừa phát lại gửi đăng ký đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở văn phòng hoặc cập nhật trên cơ sở dữ liệu về vi bằng trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm kết thúc việc đăng ký.

Bước 4: Sau khi hoàn tất việc lập vi bằng và đăng ký theo quy định, thừa phát lại trao 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà mình do hàng xóm xây nhà của Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành

Theo kinh nghiệm hiện nay khi có những tranh chấp xảy ra tại Toà, khách hàng thường xuyên phải liên hệ lại những văn phòng thừa phát lại đã lập vi bằng để yêu cầu cung cấp sao chụp chứng cứ hoặc làm chứng tại Toà. Do vậy tìm những văn phòng thừa phát lại uy tín luôn tận tâm phục vụ khách hàng trong những trường hợp tranh chấp xảy ra rất quan trọng.

Văn phòng thừa phát lại Hà Thành được cấp phép bởi Sở Tư Pháp Hà Nội, toàn bộ hoạt động của văn phòng luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Toàn bộ vi bằng của khách hàng đều được văn phòng lưu trữ, sao lưu một cách cẩn thận tại văn phòng và được văn phòng báo cáo lấy số tại Sở Tư pháp Hà Nội. Chính vì vậy khi khách hàng lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại Hà Thành luôn an tâm trong mọi vấn đề pháp lý xảy ra

Ngoài ra với đội ngũ thừa phát lại, nhân viên chuyên nghiệp thừa phát lại Hà Thành luôn phục vụ khách hàng 24/7 khi khách hàng có nhu cầu, nhất là trường hợp khách hàng đã lập vi bằng có tranh chấp các vấn đề pháp lý tại Toà liên quan đến các sự kiện đã được thừa phát lại Hà Thành lập vi bằng.

Với phương châm” Vững niềm tin – trọn chữ tín” thừa phát lại Hà Thành luôn là địa chỉ tin cậy hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.

Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: “Nhà mình bị ảnh hưởng do hàng xóm xây nhà, có cần lập vi bằng?Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 

Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669

Mời bạn tham khảo một số bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *