Một vấn đề đáng lưu tâm trong quá trình kết hôn là có thể không nhập tài sản hình thành trước kết hôn của hai bên vào khối tài sản chung được không ? Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành sẽ giải quyết vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây
Cơ sở pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Tài sản hình thành trước kết hôn là tài sản chung hay tài sản riêng ?
Tài sản hình thành trước kết hôn là tài sản riêng theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
Không nhập tài sản hình thành trước khi kết hôn vào khối tài sản chung có được không ?
Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng là quyền của vợ, chồng trong việc nắm giữ, quản lý tài sản riêng; khai thác công năng, lợi ích của tài sản riêng và hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, quyết định thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt chính là phương thức để vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản riêng của mình. Về bản chất quyền này không có khác biệt gì so với quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sản mà không xét đến mối quan hệ hôn nhân.
Không nhập tài sản hình thành trước khi kết hôn vào khối tài sản chung
Theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:
“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
…”
Như vậy, vợ, chồng có thể lựa chọn việc nhập hoặc không nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung. Vợ, chồng chỉ có thể tự thỏa thuận và quyết định có nhập hay không nhập tài sản hình thành trước khi kết hôn vào khối tài sản chung mà không ai được ép buộc. Quy định này vừa hướng tới việc bảo hộ quyền sở hữu của cá nhân vợ, chồng; vừa tạo điều kiện làm căn cứ xác định rõ ràng tài sản chung và tài sản riêng nếu có tranh chấp phát sinh sau này.
Tuy nhiên, để tránh tranh chấp phát sinh sau này về tài sản riêng của vợ, chồng, khi quyết định không nhập tài sản hình thành trước khi kết hôn vào khối tài sản chung, vợ, chồng sẽ tìm đến một bên thứ ba để hợp pháp hóa sự thỏa thuận của hai bên. Trong đó phải kể đến phương án lập vi bằng ghi nhận sự thỏa thuận của hai vợ chồng.

Tại sao nên lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận nhập hoặc không nhập tài sản hình thành trước khi kết hôn vào khối tài sản chung ?
Vi bằng là sự ghi nhận hành vi, sự kiện có thật do thừa phát lại chứng kiến và tạo lập. Vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Vợ, chồng khi kết hôn nên thỏa thuận rõ ràng có nhập hay không nhập tài sản hình thành trước khi kết gôn vào khối tài sản chung. Khi tiến hành thỏa thuận có thể yêu cầu thừa phát lại chứng kiến và lập vi bằng ghi nhận việc thỏa thuận để làm căn cứ cho việc xác định tài sản chung và tài sản riêng nếu phát sinh tranh chấp sau này.
Trình tự, thủ tục lập vi bằng ghi nhận việc thỏa thuận nhập hoặc không nhập tài sản hình thành trước khi kết hôn vào khối tài sản chung tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng
Khách hàng gửi yêu cầu và thông tin đến Văn phòng Thừa phát lại tại Hà Thành. Thừa phát lại đánh giá phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng và tư vấn cho khách hàng.
Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng
Khách hàng và thừa phát lại thỏa thuận về việc lập vi bằng bao gồm:
- Nội dung lập vi bằng: ghi nhận việc thỏa thuận nhập hoặc không nhập tài sản hình thành trước khi kết hôn vào khối tài sản chung
- Địa điểm lập vi bằng do các bên thỏa thuận, có thể tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành hoặc địa điểm khác đảm bảo đầy đủ điều kiện, thiết bị để lập vi bằng.
- Thời gian: do bên yêu cầu lập vi bằng và thừa phát lại thỏa thuận
- Chi phí: do bên yêu cầu lập vi bằng và thừa phát lại thỏa thuận
- Thỏa thuận khác (nếu có).
Lưu ý: Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Bước 3: Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng
Thừa phát lại chuẩn bị đầy đủ phương tiện, máy móc đáp ứng việc lập vi bằng. Vi bằng được lập thành văn bản, việc lập vi bằng có thể được ghi âm, ghi hình kèm theo. Trong trường hợp cần thiết, thừa phát lại có thể mời chuyên gia hoặc bên thứ ba (tổ trưởng tổ dân phố, công an địa phương…) tham gia vào việc lập vi bằng.
Vi bằng sau khi lập được đăng ký đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở văn phòng hoặc cập nhật lên cơ sở dữ liệu về vi bằng.
Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận việc thỏa thuận nhập hoặc không nhập tài sản hình thành trước kết hôn vào khối tài sản chung của Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành
Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành có đội ngũ thừa phát lại dày dặn kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong tất cả các vấn đề lập vi bằng, đặc biệt trường hợp lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quá trình ly hôn. Thừa phát lại có thể tiến hành lập vi bằng ngay khi nhận được yêu cầu của khách hàng tại nơi diễn ra hành vi, sự kiện, hiện trạng với chi phí hợp lý.
Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành cam kết cung cấp dịch vụ Chuyên nghiệp – Tận tâm – Nhanh chóng – Tiết kiệm.
Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: Không nhập tài sản trước kết hôn vào tài sản chung được không ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Mời bạn tham khảo một số bài viết liên quan:
- Lập vi bằng để lại xe cho con
- Phải làm gì khi nhà bị nghiêng do hàng xóm đào móng xây nhà?
- Ghi lại hình ảnh nhà mình trước khi hàng xóm xây dựng như thế nào?