Tại sao nên lập vi bằng vay mượn tiền?

tai-sao-nen-lap-vi-bang-vay-muon-tien

Giao dịch cho vay tiền là một trong những giao dịch dân sự phổ biến trong đời sống thường nhật, tuy nhiên vì vậy cũng có rất nhiều tranh chấp liên quan đến việc vay mượn tiền, đặc biệt là các giao dịch cho vay có giá trị lớn, vậy tại sao nên lập vi bằng vay mượn tiền ? Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành sẽ giải đáp câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015.

Hình thức của giao dịch vay mượn tiền

Giao dịch vay mượn tiền về bản chất là giao dịch vay mượn tài sản. Về hợp đồng vay mượn tài sản, Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Về hình thức của giao dịch vay mượn tiền, do Điều 463 không có quy định cụ thể về hình thức giao dịch vay mượn tài sản nên ta áp dụng khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản

Như vậy hình thức giao dịch vay mượn tiền có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể

Tại sao phải lập vi bằng vay mượn tiền?

Việc vay mượn tiền là hành vi vô cùng phổ biến, với giá trị khoản tiền được vay là không có giới hạn và mục đích vay tiền là vô cùng đa dạng. Trong trường hợp giá trị khoản vay lớn hoặc mục đích vay tiền mơ hồ, có thể dẫn đến các rủi ro như khó thu hồi hoặc liên quan đến các giao dịch trái pháp luật, người cho vay nên lập vi bằng về việc giao nhận tiền, các thỏa thuận về phương thức trả nợ( trả một lần hoặc định kỳ…), lãi suất cho vay, mục đích sử dụng của khoản tiền cho vay.

Theo quy định tại Nghị định 08/2020; Vi bằng là sự ghi nhận hành vi, sự kiện có thật do thừa phát lại chứng kiến và tạo lập. Vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét giải quyết tranh chấp. Vì vậy khi hai bên thỏa thuận vay mượn tiền, để đề phòng trường hợp thất lạc giấy tờ cho vay, bên vay tiền thoái thác trách nhiệm, tranh chấp về chậm trả, lãi suất cho vay… các bên tham gia giao dịch cho vay tiền có thể sử dụng dịch vụ lập vi bằng nhằm tạo lập chứng cứ về việc thỏa thuận cho vay tiền, việc giao nhận tiền cho vay làm căn cứ giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh sau này.

Vi bằng được Thừa phát lại ghi nhận khách quan, đúng với sự kiện, hành vi đã xảy ra. Vi bằng được lập thành 04 bản, 02 bản trao cho hai bên, 01 bản giữ lại Văn phòng Thừa phát lại, 01 bản lưu trữ tại Sở Tư pháp, khách hàng không cần phải lo lắng về việc thất lạc vi bằng, khi thất lạc chỉ cần đến Văn phòng Thừa phát lại xin sao y bản chính vi bằng để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc làm chứng cứ giải quyết tranh chấp trước tòa

Trình tự lập vi bằng ghi nhận vay mượn tiền tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng

Khách hàng gửi yêu cầu và thông tin đến Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành. Thừa phát lại đánh giá phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng và tư vấn cho khách hàng.

Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng

Khách hàng và thừa phát lại thỏa thuận về việc lập vi bằng bao gồm:

  • Nội dung lập vi bằng: ghi nhận việc thỏa thuận cho vay tiền.
  • Địa điểm lập vi bằng do các bên thỏa thuận, có thể tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành hoặc địa điểm khác đảm bảo đầy đủ điều kiện, thiết bị để lập vi bằng.
  • Thời gian: do bên yêu cầu lập vi bằng và thừa phát lại thỏa thuận
  • Chi phí: do bên yêu cầu lập vi bằng và thừa phát lại thỏa thuận
  • Thỏa thuận khác (nếu có).

Bước 3: Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại chuẩn bị đầy đủ phương tiện, máy móc đáp ứng việc lập vi bằng. Vi bằng được lập thành văn bản, việc lập vi bằng có thể được ghi âm, ghi hình kèm theo. Trong trường hợp cần thiết, thừa phát lại có thể mời chuyên gia hoặc bên thứ ba (tổ trưởng tổ dân phố, công an địa phương…) tham gia vào việc lập vi bằng.

Vi bằng sau khi lập được đăng ký đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở văn phòng hoặc cập nhật lên cơ sở dữ liệu về vi bằng.

Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, thừa phát lại trao kết quả – 02 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận việc vay mượn tiền của Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành

Trên đây là quy trình dịch vụ lập vi bằng của chúng tôi. Để được tư vấn kỹ hơn, xin vui lòng liên hệ hotline 24/7: 096.102.9669

Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành có đội ngũ thừa phát lại dày dặn kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong tất cả các vấn đề lập vi bằng, đặc biệt trường hợp lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quá trình ly hôn. Thừa phát lại có thể tiến hành lập vi bằng ngay khi nhận được yêu cầu của khách hàng tại nơi diễn ra hành vi, sự kiện, hiện trạng với chi phí hợp lý.

Dịch vụ lập vi bằng tạị Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành cam kết cung cấp dịch vụ Chuyên nghiệp – Tận tâm – Nhanh chóng – Tiết kiệm.

Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: Tại sao nên lập vi bằng vay mượn tiền? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 

Mời bạn tham khảo một số bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *