Tránh rủi ro khi cho người thân vay tiền như thế nào

Tránh rủi ro khi cho người thân vay tiền như thế nào
Hiện nay có rất nhiều người cho vay tiền tuy nhiên không đòi lại được. Phần vì người vay không có tài sản bảo đảm , phần vì họ đã nhanh tay chuyển đổi tài sản của mình cho người thân để không hoàn thành nghĩa vụ trả tiền. Như vậy rủi ro của người cho vay càng cao thì thực tế đó cũng là giao dịch dân sự. Sau đây Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề tránh rủi ro khi cho người thân vay tiền như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

Hợp đồng vay tiền là gì?

Tránh rủi ro khi cho người thân vay tiền như thế nào
Tránh rủi ro khi cho người thân vay tiền như thế nào

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về hợp đồng vay tiền mà Bộ luật dân sự 2015 mới chỉ quy định về khái niệm hợp đồng vay tài sản. Theo đó, Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, theo đó, hợp đồng vay tiền chính là một dạng hợp đồng vay tài sản.

Như vậy, có thể định nghĩa về hợp đồng vay tiền như sau: Hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn bên vay phải trả tiền và trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Đặc điểm của hợp đồng vay tiền

– Đối tượng của hợp đồng vay là tiền, bên vay có toàn quyền đối với số tiền đã vay.

– Xét theo nguyên tắc, hợp đồng vay tiền là hợp đồng đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả đúng số tiền đã vay. Bên vay không có quyền đối với bên cho vay. Tuy nhiên đối với hợp đồng vay tiền có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.

– Hợp đồng vay tiền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù, nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.

Hình thức của hợp đồng vay tiền

Hình thức của hợp đồng vay tiền có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số tiền cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trường hợp cho vay bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền nhất định.

Đối với hợp đồng vay tiền bằng văn bản, các bên trong hợp đồng không buộc phải công chứng hay chứng thực, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định cụ thể như: hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là tổ chức tín dụng,…

Tránh rủi ro khi cho người thân vay tiền như thế nào

Anh Hữu Cường, 42 tuổi, tích cóp được hơn hai tỷ đồng nên có người muốn vay để đầu tư vườn cây cảnh, hứa trả lãi cao hơn ngân hàng. Tuy nhiên, anh phân vân.

Dù rất muốn giúp nhưng số tiền lớn, anh lo nếu tính lãi cao, khi có vấn đề pháp lý sẽ có thể bị quy kết “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi. Mặt khác, anh cũng lo ngại người vay có thể “ôm tiền chạy mất”.

Để hạn chế những rủi ro không đáng có, Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành đưa ra một số lưu ý như sau:

Thứ nhất: Phải lập hợp đồng vay bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực.

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, theo Bộ luật Dân sự. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Dù pháp luật không quy định hợp đồng vay phải được lập thành văn bản nhưng để đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của các bên, hợp đồng nên được lập thành văn bản. Hợp đồng nên được công chứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay; trong đó nêu nội dung rõ ràng về thông tin người vay, người cho vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả… và có đầy đủ chữ ký của hai bên.

Thứ hai: Cho vay với lãi suất đúng quy định

Theo điều 468 Bộ luật dân sự 2015, lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức vượt quá không có hiệu lực.

Nếu lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, người cho vay có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 với hình phạt tù đến 03 năm.

Như vậy, khi cho vay có thỏa thuận về lãi suất, người cho vay cần chú ý lãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm.

Ngoài ra, để hợp đồng vay tiền có hiệu lực pháp lý, các bên phải đáp ứng các điều kiện như: có năng lực pháp luật dân sự phù hợp; hoàn toàn tự nguyện thực hiện giao dịch cho vay; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội…

Thứ ba: Nên có tài sản bảo đảm cho khoản vay

Để tránh trường hợp đến thời hạn trả nợ mà người vay cố tình trây ì, không chịu trả nợ thì khi cho vay (thường là những khoản tiền lớn), người cho vay nên yêu cầu người vay phải cầm cố, thế chấp tài sản có giá trị thuộc quyền sở hữu của họ để bảo đảm cho khoản vay.

Những tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng (như ôtô, xe máy hoặc quyền sử dụng đất), hai bên cần phải lập hợp đồng thế chấp và công chứng hợp đồng thế chấp.

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về việc thi hành Bộ luật Dân sự về nghĩa vụ bảo đảm, có hiệu lực từ ngày 15/5/2021 đã cho phép người dân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất thay vì chỉ có tổ chức tín dụng như trước đây.

Tuy nhiên, người nhận thế chấp là cá nhân phải lưu ý tới các quy định về công chứng, đăng ký thế chấp. Khi công chứng, các bên sẽ được công chứng viên tư vấn, kiểm tra về các điều kiện để thế chấp quyền sử dụng như đất không tranh chấp, đã được cấp giấy chứng nhận hay quyền sử dụng đất vẫn còn thời hạn cũng như hướng dẫn các thủ tục đăng ký tài sản thế chấp…

Thứ tư: Lập vi bằng về việc cho người thân vay tiền.

Vi bằng và lập vi bằng là thuật ngữ liên quan đến hoạt động của Thừa phát lại. Việc lập vi bằng hiểu một cách đơn giản là việc mô tả chính xác những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy,… Hay nói cách khác, lập vi bằng là việc Thừa phát lại sử dụng giác quan của mình để ghi nhận lại sự thật khách quan.
Lập vi bằng về hợp đồng cho vay tiền là việc Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận lại ghi lại sự thỏa thuận, thống nhất ý kiến của các bên và việc giao nhận tiền cho vay. Vi bằng của Thừa phát lại trong trường hợp này sẽ ghi nhận, mô tả một cách chi tiết, cụ thể về vụ viêc. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, video. Vi bằng được lập trong trường hợp này là một tài liệu quan trọng giúp chứng minh cho yêu cầu của bạn đối với bên đối lập tại cơ quan nhà nước khi giải quyết tranh chấp.

Người được vay tiền không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra nhân thân, giấy tờ của bên giao/nhận tiền và Thừa phát lại có chụp lại hình ảnh về việc giao nhận tiền đi kèm;

Người được giao nhận tiền cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng và được đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh thêm. Người dân chỉ cần trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất.

Người được giao nhận tiền cũng không phải lo lắng vì văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng do Thừa phát lại lập có đính kèm văn bản nêu rõ số lượng, mục đích giao nhận tiền, bên giao, bên nhận là ai được lập thành 3 bản. Ngoài 1 bản do người yêu cầu lập vi bằng giữ thì 2 bản còn lại 01 bản được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại và 01 bản được lưu trữ tại Sở Tư pháp với chế độ lưu trữ bảo mật và an toàn nhất. Trong trường hợp người yêu cầu lập vi bằng bị mất, thất lạc vi bằng hoặc vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến Văn phòng Thừa phát lại hoặc Sở tư pháp để xin sao y vi bằng cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết.

Hồ sơ lập vi bằng

Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng

Thừa phát lại tư vấn người yêu cầu lập vi bằng cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng (như: CMND, CCCD,…, các giấy tờ chứng minh khác) để xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng

Bước 2: Thoả thuận lập vi bằng

Thừa phát lại thoả thuận với khách hàng về các vấn đề:

  • Nội dụng lập vi bằng;
  • Thời gian, địa điểm lập vi bằng (do 2 bên thảo thuận);
  • Chi phí (do 2 bên thoả thuận)
  • Các thoả thuận khác nếu cần thiết.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng theo thoả thuận. Thừa phát lại sẽ tiến hành ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận việc thoả thuận thăm về nợ chung sau ly hôn.

Việc lập vi bằng sẽ được Thừa phát lại tạo lập khách quan, trung thực, mô tả chính xác những sự kiện, hành vi xảy ra. Thừa phát lại sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực của vi bằng. Các bên tham gia sẽ chịu trách nhiệm về những thoả thuận của mình.

Thừa phát lại sẽ không chứng nhận hợp đồng, giao dịch hoặc chứng thực chữ ký.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có thể quay phim, chụp hình buổi làm việc hoặc mời người làm chứng nếu các bên yêu cầu.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lập vi bằng, Thừa phát lại đăng ký vi bằng đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc tiến hành cập nhật lên cổng dữ liệu thông tin về vi bằng. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 08/2020.

Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, Thừa phát lại trao 1 bản vi bằng cho khách hàng và thanh lý thoả thuận lập vi bằng.

Nên lập vi bằng ở đâu?

Theo kinh nghiệm hiện nay khi có những tranh chấp xảy ra tại toà, khách hàng thường xuyên phải liên hệ lại những văn phòng thừa phát lại đã lập vi bằng để yêu cầu cung cấp sao chụp chứng cứ hoặc làm chứng tại toà. Do vậy tìm những văn phòng thừa phát lại uy tín luôn tận tâm phục vụ khách hàng trong những trường hợp tranh chấp xảy ra rất quan trọng.

Văn phòng thừa phát lại Hà Thành được cấp phép bởi Sở Tư Pháp Hà Nội, toàn bộ hoạt động của văn phòng luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Toàn bộ vi bằng của khách hàng đều được văn phòng lưu trữ, sao lưu một cách cẩn thận tại văn phòng và được văn phòng báo cáo lấy số tại sở tư pháp Hà Nội. Chính vì vậy khi khách hàng lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại Hà Thành luôn an tâm trong mọi vấn đề pháp lý xảy ra

Ngoài ra với đội ngũ thừa phát lại, nhân viên chuyên nghiệp thừa phát lại Hà Thành luôn phục vụ khách hàng 24/7 khi khách hàng có nhu cầu, nhất là trường hợp khách hàng đã lập vi bằng có tranh chấp các vấn đề pháp lý tại toà liên quan đến các sự kiện đã được thừa phát lại Hà Thành lập vi bằng.

Với phương châm” Vững niềm tin – trọn chữ tín” thừa phát lại Hà Thành luôn là địa chỉ tin cậy hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.

Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: “Tránh rủi ro khi cho người thân vay tiền như thế nào”Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Công chứng vi bằng nhà đất không có sổ đỏ.

Lập vi bằng Giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ

Lưu ý khi mua nhà chung cư bằng vi bằng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *