Vi bằng thỏa thuận về quản lý tài sản của con

Vi bằng thỏa thuận về quản lý tài sản của con

Thỏa thuận phân về quản lý tài sản của con đang là vấn đề dễ xảy ra tranh chấp và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người con. Vì vậy, lập vi bằng ghi nhận lại thỏa thuận trên để làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp là giải pháp tối ưu hiện nay. Bài viết dưới đây, Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về việc lập vi bằng thỏa thuận về quản lý tài sản của con.

Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014
  • Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
  • Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Trường hợp cha mẹ được quản lý tài sản của con

Vi bằng thỏa thuận về quản lý tài sản của con
Vi bằng thỏa thuận về quản lý tài sản của con

Theo Điều 76 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ được quản lý tài sản của con khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Con chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Tài sản của con đang không thuộc quyền quản lý của người khác theo quy định như: đang không thuộc quyền quản lý của người giám hộ khác theo quy định của Bộ luật dân sự, hay tài sản đó đã được người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó, hoặc một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Có một số lưu ý về quyền quản lý tài sản của cha mẹ đối với con như sau:

  • Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
  • Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con.

Lợi ích của việc lập vi bằng thỏa thuận về quản lý tài sản của con

Việc lập vi bằng cũng giống như bạn nhờ một người thứ ba đứng ra làm chứng cho một giao dịch hay sự việc nào đó. Tuy nhiên khi lập vi bằng, việc làm chứng này được tiến hành bởi một người có thẩm quyền, được Nhà nước bổ nhiệm theo những yêu cầu khắt khe của pháp luật. Vì vậy nên thừa phát lại là người có am hiểu về pháp luật và uy tin hơn rất nhiều.

Mặt khác khi lập vi bằng, thừa phát lại có thể lập văn bản mô tả, quay phim, chụp ảnh, ghi âm,.. để ghi nhận thực tế khách quan nhất về sự việc, hành vi xảy ra. Điều này giúp đảm bảo việc ghi nhận vụ việc một cách toàn diện, chính xác nhất.

Vi bằng sau khi được thừa phát lại lập sẽ phải đăng ký tại Sở tư pháp. Điều này chứng tỏ vi bằng sẽ chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, đảm bảo vi bằng lập đúng sự việc, đúng pháp luật và có hiệu lực pháp lý.

Vì những lý do trên nên vi bằng có giá trị chứng cứ rất cao và đã được pháp luật quy định là nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án và các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trình tự, thủ tục lập vi bằng thỏa thuận về quản lý tài sản của con

Căn cứ vào Điều 39 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thủ tục lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận về quản lý tài sản của con sẽ được thực hiện thông qua các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng

Trước khi đến các văn phòng Thừa phát lại để thực hiện lập vi bằng các bạn nên chuẩn bị sẵn một số tài liệu như:

  • Giấy tờ pháp lý cá nhân: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân,…..
  • Tài liệu khác liên quan đến vụ việc: hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, ….

Lưu ý: Người yêu cầu lập vi bằng phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Tùy từng loại vụ việc và yêu cầu của các bạn khi lập vi bằng mà các giấy tờ hoặc tài liệu cần cung cấp có thể thay đổi do đó để tiết kiệm thời gian đi lại các bạn nên chuẩn bị kỹ tài liệu trước khi đến văn phòng Thừa phát lại.

 Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng

Khi đến văn phòng Thừa phát lại bạn sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập vi bằng ghi nhận lại thỏa thuận của cha mẹ về quản lý tài sản của con. Dựa trên yêu cầu đó thì thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc và nếu yêu cầu của bạn là hợp pháp thì bạn sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng. Yêu cầu lập vi bằng của khách hàng sẽ được coi là một trong các căn cứ để Thừa phát lại ghi nhận các nội dung vụ việc.

Bước 3: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng

Trước khi thực hiện lập vi bằng để tránh được các tranh chấp trong và sau quá trình lập vi bằng thì văn phòng Thừa phát lại và khách hàng cần thống nhất một số nội dung như:

  • Nội dung sự việc cần lập vi bằng.
  • Thời gian, địa điểm lập vi bằng.
  • Chi phí thực hiện.
  • Thời gian giao, nhận vi bằng.
  • Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.

 Bước 4: Tiến hành lập vi bằng

Tại thời điểm mà các bên đã thống nhất trong thỏa thuận lập vi bằng, Thừa phát lại sẽ trực tiếp đến địa chỉ trong thỏa thuận và tiến hành chứng kiến và ghi nhận các thỏa thuận của cha mẹ về quản lý tài sản của con, đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để củng cố tính chính xác, xác thực của vi bằng.

Sau khi hoàn tất trình tự trên thì để vi bằng có giá trị pháp lý thì Văn phòng Thừa phát lại gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính 01 bộ vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) về Sở Tư pháp nơi Văn phòng đặt trụ sở hoặc cập nhật vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) vào cơ sở dữ liệu về vi bằng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng hoặc kể từ ngày Văn phòng Thừa phát lại cập nhật vào cơ sở dữ liệu về vi bằng, Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký vi bằng hoặc duyệt nội dung cập nhật trên cơ sở dữ liệu về vi bằng theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP để theo dõi, quản lý việc lập vi bằng.

Trường hợp phát hiện vi bằng, tài liệu chứng minh vi phạm quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì Sở Tư pháp có quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước người yêu cầu lập vi bằng, trước pháp luật về nội dung, hình thức vi bằng đã lập.

Các bạn nên lưu ý vấn đề này vì nếu vi bằng không được đăng ký thì coi như chưa hợp pháp và dùng làm chứng cứ thì sẽ khó được tòa án chấp thuận.

Dịch vụ lập vi bằng thỏa thuận về quản lý tài sản của con của Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận của cha mẹ về quản lý tài sản của con, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

  • Liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hỗ trợ 24/24h: 0961029669
  • Làm việc trực tiếp tại một trong các Văn phòng thừa phát lại gần nhất của chúng tôi.

Theo quy định của pháp luật hiện hành lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận cha mẹ về quản lý tài sản của con phải được thực hiện bởi người được trao thẩm quyền là Thừa phát lại. Với đội ngũ Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ có uy tín, kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể cung cấp Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận cha mẹ về quản lý tài sản của con nhanh, trọn gói với chi phí hợp lý nhất hiện nay.

    Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: “Vi bằng thỏa thuận về quản lý tài sản của con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *