Vi bằng thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Vi bằng thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Khi các khách hàng vay không thanh toán khoản nợ của mình theo hợp đồng cho vay của Ngân hàng, thì theo quy định của pháp luật Ngân hàng có quyền tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu cũng như thu hồi vốn của các khoản cho vay này. Việc thu giữ tài sản bảo đảm phải diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục luật định, và phải khách quan, công khai và minh bạch để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cả đôi bên. Và “vi bằng” của Thừa phát lại chính là giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho câu hỏi làm thế nào để chứng minh được tính khách quan và minh bạch trong hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm của các Ngân hàng hiện nay. Vậy Vi bằng thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi đó Văn phòng Thừa Phát Lại Hà Thành mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Cơ sở pháp lý

Luật dân sự năm 2015

Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

– Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì trước khi ngân hàng thực hiện việc thu giữ tài sản có nghĩa vụ thực hiện thông báo cho bên bảo đảm

Vi bằng là gì? 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì khái niệm vi bằng cũng như giá trị pháp lý của nó được ghi nhận tại nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại như sau: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Dựa trên khái niệm này thì không phải chủ thể nào cũng có thầm quyền lập vi bằng mà chức năng này được chỉ định riêng cho Thừa phát lại. Đây là một chức danh bổ trợ tư pháp có tính chất gần giống với thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Công việc của Thừa phát lại cũng liên quan trực tiếp và tạo ra những hệ quả pháp lý nhất định đến các chủ thể trong vi bằng. Do đó, tuy không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước nhưng thừa phát lại được tuyển chọn và bổ nhiệm theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Tại sao nên lập vi bằng thu giữ tài sản để xử lý nợ ngân hàng?

Khoản 3, điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP  quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau: “ Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”. Trong trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp khi ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ thì việc lập vi bằng sẽ có những tác dụng cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với bên thu giữ tài sản để xử lý nợ.

Lập vi bằng trong trường hợp này sẽ giúp ghi nhận việc giao thư thông báo cho các bên liên quan về việc thu hồi tài sản thế chấp. Theo quy định tại khoản 3, khảo 4 Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì trước khi ngân hàng thực hiện việc thu giữ tài sản có nghĩa vụ thực hiện thông báo cho bên bảo đảm. Vi bằng được lập trong tường hợp này là cơ sở chứng minh Bên nhận thế chấp (ngân hàng) đã gửi thư thông báo cho bên bị thu giữ tài sản. Bên cạnh đó, lập vi bằng thu giữ tài sản để xử lý nợ ngân hàng còn giúp ghi nhận sự kiện thu hồi tài sản thế chấp: Việc mở khóa, kiểm kê tài sản, niêm phong tài sản… Vi bằng này nhằm chứng minh việc thu giữ tài sản hoàn toàn khách quan, theo trình tự luật định.

Thứ hai, đối với bên bị thu giữ tài sản để xử lý nợ.

Người bị thu giữ tài sản có quyền yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ. Nếu việc thu hồi này không đúng trình tự pháp luật quy định, thì vi bằng của Thừa Phát lại là chứng cứ để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi tài sản. Vi bằng được coi là một chứng cứ không cần chứng minh lại nên khi nhận thấy hành vi từ ngân hàng xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của mình, các bạn có thể dùng vi bằng đã ghi nhận các sai phạm để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp về việc một bên có vi phạm nghĩa vụ, vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại thì vi bằng sẽ được Tòa án xem xét là một chứng cứ để đưa ra phán quyết. Để xác định được trường hợp của mình có nên lập vi bằng khi bị ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ hay không? Các bạn có thể liên hệ 096.102.9669 (có zalo) để được tư vấn trực tiếp.

Vi bằng thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Vi bằng thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Lập vi bằng thu giữ tài sản để xử lý nợ ngân hàng tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội có giá trị như thế nào?

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

  • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận các sự kiện có thật, đã được diễn ra chứ không có ý nghĩa đảm bảo cho các giao dịch.

Lưu ý: Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Thực tế của việc thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội?

Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn việc thu giữ tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng không thực hiện được quyền trên khi bên bảo đảm không hợp tác, một số trường hợp thì bỏ trốn, một số khác đợi sau khi ngân hàng thu giữ nhà, đất thì khai khống số tài sản để trong nhà lên hàng tỷ đồng để chống đối, gây khó khăn cho việc xử lý và đấu giá tài sản. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc này, các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung thường yêu cầu Thừa Phát Lại lập vi bằng song song với quá trình thu giữ tài sản. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận đầy đủ, chi tiết, chính xác, khách quan quá trình thu giữ cũng như thực trạng, số lượng hàng hóa, tài sản và các hành vi, sự việc diễn ra trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm. Vi Bằng có giá trị chứng cứ không cần chứng minh, được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử và các quan hệ pháp lý khác giúp cho quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trở nên thuận lợi, dễ dàng. Các hành vi chống đối, khai khống tài sản cũng khó có thể thực hiện được.

Lợi ích của việc lập vi bằng thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng tại quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Khi xảy ra tranh chấp, người của tổ chức tín dụng có thể lấy vi bằng ra để làm bằng chứng đảm bảo mình làm đúng theo quy định của pháp luật trong việc thu giữ tài sản và có thừa phát lại làm chứng. Không ai có thể chối cãi bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của các bên và hình ảnh, clip trong việc thu giữ tài sản của tổ chức tín dụng .

Tổ chức tín dụng cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng, chứng kiến cho mình mà sau đó bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự bởi kể từ thời điểm vi bằng được xác lâp, được Thừa phát lại đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh, vi bằng không quy định thời hiệu. Người dân chỉ cần xuất trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất.

Trường hợp khách hàng mất văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng do Thừa phát lại lập có đính kèm văn bản nêu rõ số lượng tiền được giao, mục đích giao nhận tiền, bên giao, bên nhận, được lập thành 3 bản. Ngoài 1 bản do người yêu cầu giữ thì 2 bản còn lại được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại và Sở Tư pháp với chế độ lưu trữ nghiêm ngặt và lưu trữ vô thời hạn. Trong trường hợp người dân bị mất, thất lạc vi bằng hoặc vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến 1 trong 2 cơ quan trên để xin sao vi bằng. Bên cạnh đó, Thừa phát lại còn lưu trữ các văn bản, hình ảnh về vụ việc lập vi bằng dưới dạng file điện tử.

Thủ tục lập vi bằng thu giữ tài sản để xử lý nợ ngân hàng tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Dựa trên quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP  và thực tiễn hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại chúng tôi xin đưa ra các bước cơ bản để các bạn có thể nắm được thủ tục lập vi bằng thu giữ tài sản để xử lý nợ ngân hàng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng.

Trước khi đến các văn phòng Thừa phát lại để thực hiện lập vi bằng các bạn nên chuẩn bị sẵn một số tài liệu như:

Giấy tờ về nhân thân: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu…..

Tài liệu khác liên quan đến vụ việc: Hợp đồng cho vay, các văn  bản thông báo của ngân hàng về việc thu giữ tài sản….

Tùy từng loại vụ việc và yêu cầu của các bạn khi lập vi bằng mà các giấy tờ hoặc tài liệu cần cung cấp có thể thay đổi do đó để tiết kiệm thời gian đi lại các bạn nên chuẩn bị kỹ tài liệu trước khi đến văn phòng Thừa phát lại.

Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng.

Pháp luật nước ta hiện nay quy định việc lập vi bằng phải được thực hiện do người được bổ nhiệm theo đúng tiêu chuẩn là Thừa phát lại. Do đó, khi bạn muốn lập vi bằng thì đầu tiên cần tìm đến một văn phòng Thừa phát lại đáng tin cậy. Để tìm kiếm Thừa phát lại uy tín, trực tiếp có mặt tận nơi lập vi bằng các bạn có thể liên hệ theo số 096.102.9669 (có zalo). Khi làm việc trực tiếp, bạn sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập vi bằng cho thư kí nghiệp vụ. Dựa trên các yêu cầu đó thì thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc và nếu yêu cầu của bạn là hợp pháp thì bạn sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng.

Bước 3: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng.

Khi hai bên đã đồng ý thực hiện thủ tục lập vi bằng thì một văn bản nên được lập ra để ghi lại cam kết kết của các bên là hợp đồng. Văn bản này sẽ là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tránh được các vi phạm của bên còn lại. Nội dung hợp đồng sẽ được xác lập phụ thuộc vào thỏa thuận nhưng nên có một số nội dung cơ bản như:

  • Thông tin các nhân của bên yêu cầu (họ, tên; Số chứng minh thư; Địa chỉ; Thông tin liên hệ…) và thông tin của bên cung cấp dịch vụ lập vi bằng (tên văn phòng; Địa chỉ; Người đại diện….).
  • Nội dung sự việc cần lập vi bằng.
  • Thời gian, địa điểm lập vi bằng.
  • Chi phí thực hiện.
  • Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.

Bước 4: Tiến hành lập vi bằng.

Đối với lập vi bằng thu giữ tài sản để xử lý nợ ngân hàng việc lập vi bằng thường được diễn ra trực tiếp tại nơi có tài sản bị thu giữ. Thừa phát lại sẽ trực tiếp chứng kiến sự việc thu giữ tài sản phục vụ cho quá trình lập vi bằng một cách chính xác, khách quan. Tại địa điểm lập vi bằng Thừa phát lại và thư ký bắt đầu thực hiện việc ghi chép, đo đạc và một số biện pháp nghiệp vụ khác như chụp ảnh, quay phim….. Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan cho vi bằng thì các bên cần phải ký xác nhận và vi bằng sẽ được trao cho người yêu cầu.

Sau khi hoàn tất trình tự trên thì để vi bằng có giá trị pháp lý thì một bản của vi bằng sẽ được gửi đến Sở tư pháp để đăng ký trong thời hạn 03 ngày. Các bạn nên lưu ý vấn đề này vì nếu vi bằng không được đăng ký thì coi như chưa hợp pháp và dùng làm chứng cứ thì sẽ khó được Tòa án chấp thuận.

Quy trình lập vi bằng cần được thực hiện theo đúng trình tự như trên để đảm bảo tính chính xác cũng như giá trị pháp lý của vi bằng. Tuy nhiên, các bước trong thủ tục lập vi bằng thu giữ tài sản để xử lý nợ ngân hàng sẽ được Thùa phát lại hướng dẫn cụ thể nên các bạn không cần quá lo lắng khi thực hiện thủ tục này.

Nên lập Vi bằng thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng tại ở đâu?

Theo kinh nghiệm hiện nay khi có những tranh chấp xảy ra tại toà, khách hàng thường xuyên phải liên hệ lại những văn phòng thừa phát lại đã lập vi bằng để yêu cầu cung cấp sao chụp chứng cứ hoặc làm chứng tại toà. Do vậy tìm những văn phòng thừa phát lại uy tín luôn tận tâm phục vụ khách hàng trong những trường hợp tranh chấp xảy ra rất quan trọng.

Văn phòng Thừa Phát Lại Hà Thành được cấp phép bởi Sở Tư Pháp Hà Nội, toàn bộ hoạt động của văn phòng luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Toàn bộ vi bằng của khách hàng đều được văn phòng lưu trữ, sao lưu một cách cẩn thận tại văn phòng và được văn phòng báo cáo lấy số tại sở tư pháp Hà Nội. Chính vì vậy khi khách hàng lập vi bằng tại Văn phòng Thừa Phát Lại Hà Thành luôn an tâm trong mọi vấn đề pháp lý xảy ra

Ngoài ra với đội ngũ thừa phát lại, nhân viên chuyên nghiệp thừa phát lại Hà Thành luôn phục vụ khách hàng 24/7 khi khách hàng có nhu cầu, nhất là trường hợp khách hàng đã lập vi bằng có tranh chấp các vấn đề pháp lý tại toà liên quan đến các sự kiện đã được thừa phát lại Hà Thành lập vi bằng.

Với phương châm” Vững niềm tin – trọn chữ tín” thừa phát lại Hà Thành luôn là địa chỉ tin cậy hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.

Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: “Vi bằng thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Cách làm giấy tờ khi mua nhà có sổ đỏ chung.

Mua nhà không có sổ đỏ phải làm sao?

Lập vi bằng khi mua bán nhà ở xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *