Trong nhiều trường hợp, mức cấp dưỡng trong bản án ly hôn không thể đáp ứng nhu cầu của con khi con ngày càng trưởng thành, vậy có thể yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con cao hơn bản án ly hôn có được không ? Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây
Cơ sở pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Cấp dưỡng là gì
Theo căn cứ tại Khoản 24 Điều 04 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, hoạt động cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấp dưỡng là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn:
“2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Theo đó, cha, mẹ người mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận.
Về mức cấp dưỡng: Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình quy định về mức cấp dưỡng sau ly hôn rằng mức cấp dưỡng do vợ và chồng thỏa thuận trước, nếu không thể thỏa thuận được tòa án sẽ đưa ra quyết định căn cứ trên tình trạng thực tế và khả năng thu nhập, hoàn cảnh của chồng và vợ để quyết định mức cấp dưỡng cho phù hợp cho hai vợ chồng.
Về phương thức cấp dưỡng: Các bên thỏa thuận về phương thức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng cho con bao gồm
- Cấp dưỡng định kỳ: Các bên thỏa thuận thanh toán khoản cấp dưỡng theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng nửa năm (06 tháng), hàng năm.
- Cấp dưỡng một lần: Các bên thanh toán khoản cấp dưỡng chỉ một lần sau khi ly hôn.
Yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con cao hơn bản án ly hôn có được không?
Có 02 cách để yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con cao hơn bản án ly hôn :
Cách 1: Thỏa thuận với chồng về việc tăng tiền cấp dưỡng nuôi con.
Việc thỏa thuận này có ưu điêm là không cần thông qua thủ tục tại tòa án có thẩm quyền. Hai vợ chồng có thể thỏa thuận tăng mức cấp dưỡng theo sự đồng thuận của hai bên mà không cần chứng minh về tài chính, kinh tế và điều kiện của mỗi bên. Từ đó sẽ giảm thời gian và chi phí giải quyết về thỏa thuận này. Việc thỏa thuận về việc tăng tiền cấp dương nuôi con có thể giải quyết thông qua một văn phòng Thừa phát lại để Lập vi bằng thỏa thuận tăng tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là phải có sự đồng ý từ người chồng. Khi hai vợ chồng đã thỏa thuận và đồng thuận với nhau về việc tăng mức cấp dưỡng nuôi con thì lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tăng mức cấp dưỡng này sẽ được coi là chứng cứ nếu xảy ra tranh chấp về cấp dưỡng có thể phát sinh sau này.
Cách 2: Nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết
Để được tăng tiền cấp dưỡng nuôi con thì người đang nuôi dưỡng trực tiếp phải có lý do chính đáng. Ví dụ như: Chi phí tối thiểu cho sinh hoạt, học tập của con đã tăng lên và khả năng thực tế của người đang nuôi con khó đáp ứng được; Thu nhập của người chồng tăng lên đáng kể… Người vợ có yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng phải cung cấp cho Tòa án những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó.
Nếu được Tòa án xem xét và chấp nhận thì mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Trên thực tế, việc tự thỏa thuận tăng tiền cấp dưỡng là không dễ dàng, thậm chí nhiều trường hợp việc cấp dưỡng theo bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án còn không được thi hành đầy đủ. Theo căn cứ khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Tại sao nên lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận yêu cầu chồng tăng mức cấp dưỡng nuôi con
Vi bằng là sự ghi nhận hành vi, sự kiện có thật do thừa phát lại chứng kiến và tạo lập. Vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét giải quyết tranh chấp. Vì vậy khi hai bên thỏa thuận tăng mức cấp dưỡng nuôi con có thể yêu cầu thừa phát lại chứng kiến và lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tăng mức cấp dưỡng nuôi con để làm chứng cứ nếu xảy ra tranh chấp về cấp dưỡng có thể phát sinh sau này.
Lưu ý: Để được tăng tiền cấp dưỡng nuôi con thì người đang nuôi dưỡng trực tiếp phải có lý do chính đáng. Ví dụ như: Chi phí tối thiểu cho sinh hoạt, học tập của con đã tăng lên và khả năng thực tế của người đang nuôi con khó đáp ứng được; Thu nhập của người phải cấp dưỡng tăng lên đáng kể… Người có yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng phải cung cấp cho Tòa án những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó.
Nếu được Tòa án xem xét và chấp nhận thì mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Thực tế, việc tự thỏa thuận tăng tiền cấp dưỡng là không dễ dàng, thậm chí nhiều trường hợp việc cấp dưỡng theo bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án còn không được thi hành nghiêm túc.
Trình tự, thủ tục lập vi bằng ghi nhận việc thỏa thuận yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con cao hơn bản án ly hôn tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng
Khách hàng gửi yêu cầu và thông tin đến Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành. Thừa phát lại đánh giá phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng và tư vấn cho khách hàng.
Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng
Khách hàng và thừa phát lại thỏa thuận về việc lập vi bằng bao gồm:
- Nội dung lập vi bằng: ghi nhận việc thỏa thuận yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con cao hơn bản án ly hôn
- Địa điểm lập vi bằng do các bên thỏa thuận, có thể tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành hoặc địa điểm khác đảm bảo đầy đủ điều kiện, thiết bị để lập vi bằng.
- Thời gian: do bên yêu cầu lập vi bằng và thừa phát lại thỏa thuận
- Chi phí: do bên yêu cầu lập vi bằng và thừa phát lại thỏa thuận
- Thỏa thuận khác (nếu có).
Bước 3: Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng
Thừa phát lại chuẩn bị đầy đủ phương tiện, máy móc đáp ứng việc lập vi bằng. Vi bằng được lập thành văn bản, việc lập vi bằng có thể được ghi âm, ghi hình kèm theo. Trong trường hợp cần thiết, thừa phát lại có thể mời chuyên gia hoặc bên thứ ba (tổ trưởng tổ dân phố, công an địa phương…) tham gia vào việc lập vi bằng.
Vi bằng sau khi lập được đăng ký đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở văn phòng hoặc cập nhật lên cơ sở dữ liệu về vi bằng.
Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, thừa phát lại trao kết quả – 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận việc thỏa thuận yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con cao hơn bản án ly hôn của Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành
Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành có đội ngũ thừa phát lại dày dặn kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong tất cả các vấn đề lập vi bằng, đặc biệt trường hợp lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quá trình ly hôn. Thừa phát lại có thể tiến hành lập vi bằng ngay khi nhận được yêu cầu của khách hàng tại nơi diễn ra hành vi, sự kiện, hiện trạng với chi phí hợp lý.
Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành cam kết cung cấp dịch vụ Chuyên nghiệp – Tận tâm – Nhanh chóng – Tiết kiệm.
Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Hà Thành về vấn đề: Yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con cao hơn bản án ly hôn có được không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Mời bạn tham khảo một số bài viết liên quan:
- Lập vi bằng để lại xe cho con
- Phải làm gì khi nhà bị nghiêng do hàng xóm đào móng xây nhà?
- Ghi lại hình ảnh nhà mình trước khi hàng xóm xây dựng như thế nào?