Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án
- Thẩm quyền Thi hành án:
Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án ,quyết đinh:
– Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt Văn phòng.
– Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp Huyện nơi Thừa phát lại đặt Văn phòng.
– Quyết định Giám đốc thẩm, Tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt Văn phòng.
- Phạm vi tổ chức Thi hành án:
Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc thuộc thẩm quyền của mình ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hoặc có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt
Văn phòng Thừa phát lại.
Khách hàng có thể ký hợp đồng với Văn phòng chúng tôi để thực hiện thi hành một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Khi tổ chức thực hiện thi hành án, Thừa phát lại có thẩm quyền như một chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự.
Trong khi thực hiện chức năng thi hành án, Thừa phát lại được quyền áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án, nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản trốn tranh việc thi hành án, Thừa phát lại có quyền dùng biện pháp nghiệp vụ phong tỏa các tài khoản; tạm giữ tài sản; giấy tờ của đương sự, việc đăng ký chuyển dịch quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản … và các biện pháp cưỡng chế thi hành khi thấy cần thiết, kể cả bán đấu giá tài sản kê biên trong một số trường hợp pháp luật quy định.
Bài đăng này hữu ích như thế nào?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá bài viết!
Xếp hạng trung bình 5 / 5. số phiếu bầu: 1
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.