×

Vi bằng giao nhận tiền

Vi bằng giao nhận tiền

  • Trong cuộc sống đôi khi chúng ta gặp trường hợp giao cho người khác một số tiền lớn để thực hiện 1 nghĩa vụ trong quan hệ pháp lý (chuyển nhượng nhà – đất; vay mượn tiền; chia di sản thừa kế; chia tài sản chung; góp vốn hợp tác đầu tư…) và không muốn có tranh chấp pháp lý liên quan đến việc có hay không việc giao nhận tiền, số tiền giao nhận là bao nhiêu, mục đích của việc giao nhận. Nếu các bên có thể tự xác lập các văn bản thể hiện việc giao nhận tiền, tự ký kết và nhờ người thứ 3 làm chứng thì phương thức này tiềm ẩn 1 số rủi ro nếu vụ việc phát sinh tranh chấp như: Người làm chứng chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự; Văn bản thể hiện việc giao nhận tiền mất, thất lạc hoặc hư hỏng;
  • Vi bằng được lập thành 4 bản, 1 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại, 2 bản giao cho người người yêu cầu lập vi bằng, 01 bản đi đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập. Khi yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng, lợi ích của vi bằng sẽ mang lại cho bạn sự an toàn pháp lý bởi:
  • Người giao nhận tiền không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra giấy tờ tùy thân của các bên và có hình ảnh giao nhận tiền kèm theo;
  • Người giao tiền cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng, chứng kiến cho mình mà sau đó bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự bởi kể từ thời điểm vi bằng được xác lâp, được Thừa phát lại đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh, vi bằng không quy định thời hiệu. Người dân chỉ cần xuất trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất.
    – Bạn cũng không phải lo lắng vì văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng do Thừa phát lại lập có đính kèm văn bản nêu rõ số lượng tiền được giao, mục đích giao nhận tiền, bên giao, bên nhận, được lập thành 4 bản. Ngoài 2 bản do người yêu cầu giữ thì 2 bản còn lại được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại và Sở Tư pháp với chế độ lưu trữ nghiêm ngặt và lưu trữ vô thời hạn. Trong trường hợp người dân bị mất, thất lạc vi bằng hoặc vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến 1 trong 2 cơ quan trên để xin sao vi bằng. Bên cạnh đó, Thừa phát lại còn lưu trữ các văn bản, hình ảnh về vụ việc lập vi bằng dưới dạng file điện tử.
    Thủ tục lập vi bằng
    Bước 1. Liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn và báo phí
    Quý vị liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành
    Bước 2. Tiến hành ghi nhận ghi nhận các nội dung cần thiết
    Sau khi Quý khách và Văn phòng thống nhất chi phí, chúng ta sẽ lên lịch hẹn để tiến hành việc lập vi bằng. Văn phòng sẽ cử Thừa phát lại tiến hành ghi nhận các nội dung mà Quý khách yêu cầu theo lịch đã hẹn.
    Bước 3. Nhận kết quả và thanh lý hồ sơ
    Sau khi ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu, Văn phòng sẽ tiến hành hoàn thiện vi bằng và thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội. Thông thường, chúng tôi cần 03 ngày làm việc để trả kết quả đến khách hàng, nếu Quý khách đang trong tình huống gấp rút cần ngay kết quả thì có thể trao đổi để Văn phòng có thể có phương án hỗ trợ tốt nhất.

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá bài viết!

Xếp hạng trung bình 1 / 5. số phiếu bầu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.