×

Hợp đồng thỏa thuận là gì? Mẫu hợp đồng thỏa thuận mới nhất?

1. Hợp đồng thỏa thuận là gì?

Hợp đồng thỏa thuận là một loại hợp đồng dân sự được thực hiện với nhu cầu của các bên liên quan. Ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc xác nhận, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chính các bên tham gia thỏa thuận. Từ đó cơ sở thực hiện hoặc không thực hiện các công việc hướng đến mục đích hợp đồng. Cũng như tìm kiếm các lợi ích các bên mong muốn khi giao kết hợp đồng.

Đặc trưng của hợp đồng này là sự tham gia thỏa thuận và thống nhất của các bên. Các nội dung đó được tồn tại dưới dạng các quyền và nghĩa vụ, nội dung thực hiệ hợp đồng. Đây là một loại hợp đồng phổ biến được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng.

Trong hợp đồng ghi lại những nội dung được các bên tham gia cùng đồng ý, thống nhất. Từ đó lấy cơ sở thực hiện một công việc nào đó. Các bên phải đảm bảo tuân thủ đúng nội dung hợp đồng để hướng đến hoàn thành mục đích đề ra. Cũng như các quyền lợi của bên còn lại của hợp đồng mới được đảm bảo.

Nội dung của hợp đồng:

Là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận với nhau. Các bên có thể tự do thỏa thuận với các quyền và nghĩa vụ pháp luật không cấm. Nhằm xác định quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Cũng như ràng buộc nhau trong cơ sở pháp lý phải thực hiện hợp đồng đúng như đã cam kết.

Nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản chủ yếu, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi. Các điều khoản được xác lập tạo cơ sở và ràng buộc để các bên thực hiện đúng những gì đã giao kết.

Đảm bảo tuân thủ quy định chung của pháp luật:

Nội dung cơ bản, chủ yếu của hợp đồng do pháp luật quy định. Thực hiện với các quy định pháp luật dân sự, lao động,… tùy thuộc nội dung xác lập hợp đồng. Trên cơ sở của các điều luật, các bên phát triển thành các quyền và nghĩa vụ thực tế trong hợp đồng giao kết.

Tùy theo tính chất của các quan hệ giữa các bên chủ thể mà pháp luật quy định những điều khoản nội dung khác nhau. Để đảm bảo triển khai tốt nhất các thỏa thuận trong mục đích chung tìm kiếm. Có những điều khoản ở hợp đồng này các bên không cần thỏa thuận, nhưng ở hợp đồng khác các bên lại buộc phải thỏa thuận, thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Gắn với các quy định pháp luật có liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi giao kết hợp đồng.

2. Mẫu hợp đồng thỏa thuận mới nhất:

Mẫu hợp đồng thỏa thuận thể hiện hình thức và các nội dung chính cần tuân thủ khi thực hiện hợp đồng. Mỗi loại hợp đồng thỏa thuận sẽ có những điều khoản nội dung khác nhau. Ví dụ hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ, hợp đồng thỏa thuận mua bán đất,… Việc tiếp cận và triển khai các điều khoản thực tế phải dựa trên quy định pháp luật có liên quan. Đồng thời căn cứ vào nhu cầu của các bên như tặng cho, cho thuê, bán tài sản hay hợp đồng lao động.

Vì vậy, mẫu hợp đồng thỏa thuận chung nhất được triển khai khi các bên quy định quyền và nghĩa vụ tương ứng khi tham gia hợp đồng.

Mẫu hợp đồng như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ————***———–

HỢP ĐỒNG (LÀM VIỆC)

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ……, tại công ty ……, chúng tôi gồm có:

BÊN A: …………. – Gọi tắt là bên A

Đại diện: …….

Chức vụ: ……

Địa chỉ: ……….

Điện thoại: ……….        Fax : …………

BÊN B:  …………… – Gọi tắt là bên B

Số CMND: …………..

Cấp ngày: ……….

Địa chỉ: ………..

Sđt liên hệ: ……..

Hai bên A, B thực hiện ký hợp đồng thỏa thuận với những điều khoản sau:

Điều 1: Điều khoản chung:

– Bên A đồng ý cùng bên B để thỏa thuận về: ………(Nội dung thỏa thuận)….

Điều 2: Trách nhiệm của các bên:

Trách nhiệm của bên A

– …….

-……

Quyền của bên A

-……..

-……..

Trách nhiệm của bên B

-…….

-……..

Quyền của bên B

– Được hưởng lương theo quy định

+ Bậc: ……

+ Hệ số lương: ……

+ Phụ cấp: ……

-…….

Điều 4: Điều khoản thực hiện

– Hợp đồng này được lập làm hai bản, có giá trị pháp lý như nhau mỗi bên giữ một bản.

– Trường hợp phát sinh những vấn đề không được ghi nhận trong hợp đồng thì hai bên có thể thỏa thuận lại đưa ra phương án phù hợp nhất.

– Nếu không thể thỏa thuận được về vấn đề tranh chấp thì một trong hai bên có thể gửi đơn lên Tòa án nhân dân tại ……. để được giải quyết theo pháp luật.

Bên B

Ký, ghi rõ họ tên

Đại diện bên A

Ký, ghi rõ họ tên

3. Nội dung của hợp đồng thỏa thuận:

Đặc trưng khi tham gia vào các giao dịch dân sự là các bên có thể tự do thực hiện thỏa thuận. Điều này giúp triển khai và tiếp cận lợi ích tốt nhất khi tham gia thực hiện hợp đồng. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Miễn là các thỏa thuận đó không trái với quy định pháp luật hiện hành.

3.1. Một mẫu hợp đồng thỏa thuận chuẩn sẽ bao gồm đầy đủ các phần sau:

– Thông tin các bên tham gia thỏa thuận. 

Khi thực hiện giao kết hợp đồng, phải có sự tham gia của ít nhất hai chủ thể. Từ đó xác lập nội dung hợp đồng với các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ tương ứng. Với hợp đồng thỏa thuận là hợp đồng song vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Các bên tham gia cùng đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ để nhận về các quyền và lợi ích tương ứng.

Phải xác định được các bên tham gia thỏa thuận là cá nhân hay tổ chức. Nếu là cá nhân, thì ghi nhận các thông tin cơ bản về tên, năm sinh, thường trú, CMTND, nơi làm việc,… Các nội dung này cũng được phản ánh tùy thuộc với nội dung và yêu cầu của hợp đồng được lập.

Nếu bên tham gia là tổ chức và có người đại diện ký kết hợp đồng, phải xác định các thông tin của tổ chức đó. Về tên, địa chỉ trụ sở, thông tin của người đại diện, cách thức liên lạc,… Để đảm bảo thực hiện xác lập hợp đồng với đối tượng đúng thẩm quyền, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

– Mục đích và nội dung xác lập hợp đồng.

Các bên ký kết hợp đồng với ý nghĩa thực hiện công việc như thế nào? Ví dụ như hợp đồng lao động, hợp đồng vận chuyển,… Mục đích này cũng được phản ánh trong tên hợp đồng. Đó là cơ sở để các bên tiến hành thỏa thuận theo đúng nhu cầu tiếp cận khi thực hiện hợp đồng.

Phải thể hiện được mục đích và nội dung xác lập hợp đồng. Từ đó mới có cơ sở để áp dụng các quy định pháp luật có liên quan. Cũng như giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi phát sinh tranh chấp.

– Tóm tắt các điều khoản đã thỏa thuận.

Các điều khoản trong hợp đồng được thể hiện dưới dạng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, bên này phải thực hiện các nghĩa vụ, để đảm bảo cho quyền và lợi ích của bên kia. Đây cũng chính là đặc trưng của hợp đồng song vụ.

Các bên triển khai quyền dưới các khía cạnh tiếp cận cụ thể. Để có thể nhận được lợi ích nhanh chóng, hiệu quả mà không phát sinh tranh chấp. Cũng như ràng buộc nhau các nghĩa vụ phải đảm bảo thực hiện khi giao kết hợp đồng. Như trong hợp đồng mua bán tài sản, cần thực hiện các điều khoản thỏa thuận liên quan đến:

+ Giá trị tài sản được giao dịch.

+ Địa điểm, phương thức, thời gian, cách thức chuyển giao tài sản, thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

+ Có thể có bên thứ ba tham gia với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.

– Chữ ký của các bên liên quan.

Xác lập hợp đồng thỏa thuận với nội dung được các bên thống nhất thực hiện, cần có chữ ký của các bên liên quan. Để đảm bảo rằng họ đã hiểu và đồng ý thực hiện hợp đồng theo những nội dung đã cam kết.

3.2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

– Đối tượng của hợp đồng là gì? Từ đó giúp các bên xác định phương thức, nội dung thực hiện hợp đồng hiệu quả.

– Số lượng, chất lượng của đối tượng. Ảnh hưởng đến giá trị của đối tượng khi tham gia vào hợp đồng.

– Giá, phương thức thanh toán. Gắn liền với các quyền lợi của các bên khi tham gia vào hợp đồng. Mang đến các lợi ích thực tế nhận được nếu các bên liên quan tuân thủ và thực hiện đúng các giao kết.

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. Để xác định cụ thể thông tin về tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ hiệu quả. Cũng chính là cơ sở để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra.

– Quyền, nghĩa vụ của các bên trong thực hiện hợp đồng. Quy định cụ thể các công việc cần thực hiện để đạt được nội dung giao kết.

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Tránh nhiệm các bên cần thực hiện.

Phương thức giải quyết tranh chấp. Như với nội dung tranh chấp nếu không thống nhất cách giải quyết được, các bên sẽ gửi đơn lên Tòa án đã được thống nhất trước đó để giải quyết.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá bài viết!

Xếp hạng trung bình 0 / 5. số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.